Hiện nay có nhiều phương pháp tiên tiến được áp dụng để điều trị vô sinh hiếm muộn. Cùng IVF Bưu điện tìm hiểu 2 phương pháp phổ biến. Đó là Thụ tinh ống nghiệm IVF và tiêm tinh trung vào bào tương noãn ICSI
Thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay. Trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng labo để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy bên ngoài (thông thường khoảng 2 – 5 ngày). Phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi.
IVF là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn được ứng dụng phổ biến nhất
Vô sinh do rối loạn phóng noãn, buồng trứng đa nang, vô sinh do yếu tố vòi trứng
1. Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như:
2. Vô sinh do nguyên nhân chồng:
3. Các trường hợp khác:
Trước khi thực hiện IVF, cặp vợ chồng sẽ được chỉ định một số xét nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá chức năng sinh sản.
Tiếp đó là khám Nội khoa và sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của người vợ, xem xét người vợ có đủ điều kiện thực hiện quá trình IVF, phát hiện một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc khả năng đậu thai và mang thai sau này để điều trị kịp thời.
Sau đó, nếu đáp ứng đủ điều kiện để được điều trị. Người vợ được hẹn quay lại bệnh viện để thăm khám vào ngày 2 chu kỳ kinh kế tiếp.
Đây chính là thời gian để các cặp vợ chồng chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, tài chính, sắp xếp công việc… Để bước vào quy trình chính thức của thụ tinh qua ống nghiệm.
Hai vợ chồng được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết
Khám, xét nghiệm tổng quát làm hồ sơ IVF
Duyệt hồ sơ (khi đủ điều kiện) sẽ thực hiện các bước trong quy trình làm IVF
Người vợ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng, thường kéo dài từ 09 – 12 ngày. Trong suốt thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn để siêu âm và làm xét nghiệm máu, hỗ trợ việc theo dõi sự phát triển của nang noãn và nội mạc tử cung.
Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn được gọi là mũi tiêm rụng trứng). Đặc biệt, mũi thuốc này cần được tiêm đúng giờ.
Thủ thuật chọc hút trứng được tiến hành qua ngã âm đạo vào khoảng 35- 36 giờ đồng hồ sau mũi tiêm rụng. Khi chọc hút trứng, người vợ được gây mê nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Thời gian chọc hút trứng khoảng 10 – 15 phút cho mỗi ca. Cùng lúc đó, người chồng được lấy mẫu tinh trùng tươi hoặc rã đông mẫu tinh trùng được đông lạnh trước đó để chuẩn bị cho việc thụ tinh với trứng.
Sau chọc hút trứng, người vợ sẽ được nằm lại theo dõi tại bệnh viện trong vòng 2 – 3 giờ tiếp theo.
Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng Labo để thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy trong môi trường chuyên dụng khoảng từ 2 – 5 ngày trước khi chuyển vào buồng tử cung của người vợ.
Cặp vợ chồng sẽ được thông báo về số lượng và chất lượng phôi được tạo thành bởi bác sĩ và chuyên viên phôi học.
Bước 4: Chuyển phôi
Có hai kỹ thuật chuyển phôi: chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh. Trường hợp được chuyển phôi ngay sau khi tạo ra, gọi là chuyển phôi tươi (tức chỉ vài ngày sau chọc trứng). Ngược lại, trong một số trường hợp, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông, người vợ sẽ được chuyển phôi vào các chu kỳ tiếp theo.
Trong thời gian chờ chuyển phôi, người vợ sẽ được dùng thuốc (đường uống và đặt âm đạo hay tiêm) để chuẩn bị nội mạc tử cung.
Bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi sau khi kiểm tra và thấy rằng niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết, chất lượng tốt, hình ảnh thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung.
Quá trình chuyển phôi thường diễn ra nhanh chóng, kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó người vợ có thể ra về mà không cần nằm nằm lại theo dõi tại bệnh viện.
Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người vợ đến tái khám để kiểm tra và thực hiện xét nghiệm máu (xét nghiệm Beta HCG) theo lịch hẹn.
Nồng độ Beta HCG máu có nghĩa là phôi đã làm tổ và người vợ đang mang thai.
Quá trình mang thai được theo dõi sau đó bằng xét nghiệm beta HCG và siêu âm. Nhằm xác định sự hiện diện của túi thai, túi noãn hoàng, vị trí túi thai, phôi thai, tim thai. Lịch hẹn tái khám sẽ được bác sĩ điều trị hướng dẫn, khác nhau tùy từng trường hợp.
Nếu chuyển phôi thất bại nhưng vẫn còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục thực hiện chuyển các phôi còn lại ở những chu kỳ tiếp theo. Mà không cần phải thực hiện các bước kích thích buồng trứng hay chọc hút trứng.
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn giúp mang lại hiệu quả điều trị cho các cặp điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam. ICSI giúp tinh trùng vượt qua hàng rào cản thông thường trong thụ tinh tự nhiên. Bằng cách đưa tiếp tinh trùng vào bào tương trứng. Đây là lựa chọn duy nhất khi nam giới có số lượng tinh trùng ít, yếu và dị dạng nặng.
ICSI cũng có thể sử dụng trong trường hợp nam giới có số lượng tinh trùng bình thường. Hiện nay, kỹ thuật ICSI cho kết quả tỷ lệ thụ tinh, có thai và trẻ sinh sống tương đương với phương pháp thụ tinh ống nghiệm cổ điển đặt tinh trùng và trứng gần nhau để tinh trùng tự thâm nhập và trứng). Ngoài ra ICSI có thể thực hiện trong trường hợp người nam không có tinh trùng xuất tinh. Nhưng có tinh trùng khi thu nhập từ phẫu thuật mào tinh hay tinh hoàn.
Các báo cáo hiện tại cho thấy tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh từ ICSI so với trẻ sinh ra từ phương pháp IVF cổ điển hay trẻ sinh ra từ tự nhiên là tương đương.