Bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị không cần mổ

Lạc nội mạc ở tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, khiến chị em gặp khó khăn trong quá trình mang thai. Vậy dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị mà không cần mổ là gì? Câu trả lời sẽ được IVF Bưu điện giải đáp trong bài viết dưới đây.

I.Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tại tử cung là các khối mô nội mạc phát triển bên ngoài tử cung, bám vào các cơ quan trong ổ bụng như buồng trứng, ống dẫn trứng, thậm chí cả bàng quang và trực tràng. Thay vì bong tróc và đào thải theo chu kỳ kinh nguyệt, các mô này tiếp tục phát triển, gây ra các triệu chứng như đau kinh, chảy máu bất thường và có thể dẫn đến vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung

Các mô nội mạc “lạc chỗ” sang các cơ quan khác

II.Dấu hiệu bị lạc nội mạc ở tử cung

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị, chúng ta cần biết được những dấu hiệu của bệnh lý. Dưới đây là một số biểu hiện của lạc nội mạc:

Đau bụng kinh: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Đau vùng chậu: Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không chỉ trong kỳ kinh. Đau có thể lan rộng đến lưng dưới hoặc đùi.

Đau khi quan hệ tình dục: Nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.

Chảy máu bất thường: Chảy máu giữa các kỳ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc ra máu quá nhiều cũng là những dấu hiệu đáng chú ý.

Khó thụ thai: Bệnh lý có thể gây ra vô sinh do ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và di chuyển của tinh trùng.

Các triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đầy hơi, tiểu rắt…

Các triệu chứng của lạc nội mạc tại tử cung rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của mô lạc nội mạc. Dù là một bệnh lành tính, lạc nội mạc vẫn có thể gây ra những cơn đau quằn quại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt trong những ngày hành kinh.

Lạc nội mạc ở tử cung không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng, trong đó vô sinh là một vấn đề đáng lo ngại.  Khoảng một phần ba phụ nữ mắc bệnh này gặp khó khăn trong việc thụ thai do mô lạc nội mạc có thể gây cản trở quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng, thậm chí làm tổn thương các cơ quan sinh sản.

Bên cạnh việc gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, lạc nội mạc tại tử cung còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thành ung thư, mặc dù không phổ biến. Chính vì vậy bệnh nhân nên khi đi khám định kỳ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị hiệu quả cho bản thân.

III.Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tại tử cung

Dù nguyên nhân chính xác của lạc nội mạc tại tử cung vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới như:

Kinh nguyệt chảy ngược: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong kỳ kinh, một phần mô nội mạc tử cung có thể chảy ngược qua ống dẫn trứng vào khoang bụng thay vì ra ngoài cơ thể. Những mô này sau đó bám vào các cơ quan trong vùng chậu và tiếp tục phát triển thành các khối lạc nội mạc.

kinh nguyệt chảy ngược

Kinh nguyệt chảy ngược dẫn một phần mô nội mạc đi vào khoang bụng

Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc ở tử cung cao hơn ở những người có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Điều này gợi ý rằng yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò nào đó.

Hệ thống miễn dịch: Một số nhà khoa học cho rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề, có thể không nhận ra và loại bỏ các mô lạc nội mạc, dẫn đến sự phát triển của bệnh.

Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mô lạc nội mạc.

Hậu phẫu: Các thủ thuật như mổ lấy thai hoặc phẫu thuật tử cung có thể vô tình để lại những vết sẹo cho các mô lạc nội mạc bám vào

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như là môi trường sống và làm việc không an toàn, chứa nhiều khí dioxin, Tuổi bắt đầu kinh nguyệt sớm, kích thước và hình dáng tử cung,…

IV.Bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị không cần mổ

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người. Mục tiêu chính là kiểm soát triệu chứng, loại bỏ mô lạc nội mạc, đồng thời bảo tồn khả năng sinh sản cho người bệnh.

Các bác sĩ thường ưu tiên điều trị bằng thuốc trước. Nếu phương pháp này không mang lại kết quả như mong đợi, phẫu thuật sẽ được xem xét như giải pháp tiếp theo. Dưới đây là một số phương pháp điều trị không cần phẫu thuật mà bệnh nhân có thể cân nhắc:

1.Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với những trường hợp lạc nội mạc nhẹ, thuốc giảm đau thường là lựa chọn hàng đầu để kiểm soát cơn đau. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng:

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Bao gồm diclofenac, ibuprofen và meloxicam. Những thuốc này có tác dụng giảm đau và kháng viêm.

– Thuốc giảm đau và hạ sốt: Như aspirin và paracetamol, thường được dùng cho các cơn đau nhẹ đến vừa.

– Thuốc giảm đau opioid: Gồm tramadol, hydrocodone và fentanyl, được kê đơn trong những trường hợp đau nặng hơn.

thuốc giảm đau

Bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị bằng thuốc giảm đau

Các loại thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để tăng cường hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các cơn đau do lạc nội mạc ở tử cung gây ra. 

2.Liệu pháp hormone

Điều trị hormone là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm đau và  kiểm soát các triệu chứng của lạc nội mạc ở tử cung. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

– Thuốc tránh thai, miếng dán hoặc vòng âm đạo: Những biện pháp này cung cấp estrogen và progestin kết hợp, hoặc chỉ progestin. Chúng giúp ổn định nội tiết tố, làm giảm sự phát triển của mô lạc nội mạc và giảm đau.

– Thuốc chủ vận GnRH: Khi thuốc NSAIDs hoặc liệu pháp hormone khác không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tương tự GnRH. Loại thuốc này khiến buồng trứng tạm ngừng sản xuất estrogen, giúp thu nhỏ mô lạc nội mạc. Theo thống kê có hơn 80% phụ nữ đã sử dụng cho thấy giảm đau rõ rệt sau khi điều trị.

– Danazol (Danocrine): Danazol ngăn chặn sự rụng trứng và làm giảm mức độ hormone, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai, thuốc có thể gây tác động đến sự phát triển tính nam ở thai nhi nữ.

– Chất ức chế Aromatase: giúp hạn chế lượng estrogen trong cơ thể và thường được phối hợp với thuốc tránh thai nếu các liệu pháp khác không mang lại kết quả mong muốn.

V.Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị lạc nội mạc ở tử cung

Sau khi biết được nguyên nhân bệnh lạc nội mạc ở tử cung và cách điều trị không cần mổ, đó là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc uống thuốc lại có thể xuất hiện một số tác dụng phụ trên cơ thể mà người bệnh cần biết, đó là:

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau trong điều trị lạc nội mạc ở tử cung:

Việc sử dụng thuốc giảm đau để điều trị lạc nội mạc mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Sử dụng kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, khó tiêu hoặc cao huyết áp.

– Thuốc giảm đau opioid: Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến suy hô hấp.

Tác dụng phụ của các loại thuốc nội tiết:

– Thuốc tránh thai: (đường uống, miếng dán hoặc vòng âm đạo): Có tác dụng phụ bao gồm đau đầu, căng tức ngực, chảy máu bất thường, tăng cân, và thay đổi tâm trạng.

– Thuốc chủ vận GnRH: Người bệnh có thể gặp tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ, hoặc giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương nếu sử dụng lâu dài.

– Danazol: Loại thuốc này có thể gây phù nề, mụn trứng cá và phát triển các đặc tính nam tính như lông mọc nhiều hơn hoặc giọng trầm hơn.

– Chất ức chế Aromatase: Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương do mật độ xương suy giảm.

tác dụng phụ thuốc hormone

Bệnh nhân có thể gặp vấn đề về xương khi điều trị bằng thuốc hormone

Theo Ths.BS.Vương Vũ Việt Hà, để xác định chính xác tình trạng bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị phù hợp nhất với bản thân, các bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán, kê đơn chính xác nhất. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh lạc nội mạc tử cung và cách điều trị hiệu quả, hãy tới ngay IVF Bưu điện để được các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm tư vấn nhé. Tại đây, mỗi bệnh nhân đều được xây dựng một phác đồ điều trị riêng biệt, tiết kiệm và phù hợp nhất với mỗi gia đình. 

Liên hệ ngay đến Hotline 19001897 nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục, quá trình thăm khám nhé!

Đăng ký khám