Bệnh suy tuyến thượng thận là sự suy giảm chức năng của vỏ thượng thận, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những triệu chứng như sốc, hôn mê, bất tỉnh. Vậy hãy cùng IVF Bưu điện tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này nhé!
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng, nằm ở phía trên của thận, có kích thước ngang quả óc chó. Mỗi tuyến thượng thận bao gồm 2 phần là phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và phần bên trong (tuỷ thượng thận). Trong đó, vỏ thượng thận có tác dụng tiết ra hormone cortisol và aldosterone; còn phần bên trong tuyến thượng thận sản xuất hormone adrenaline và noradrenaline. Đây là những hormone quan trọng cho cơ thể, giúp cân bằng đường huyết, duy trì huyết áp và nhịp tim, cân bằng natri và điện giải.
Bệnh suy tuyến thượng thận là hiện tượng suy giảm chức năng của vỏ thượng thận, dẫn đến sự thiếu hụt hormone cortisol, làm rối loạn, mất cân bằng các quá trình chuyển hoá, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nguyên nhân chính của bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát do cơ chế tự miễn dịch, có thể hiểu là hệ thống bảo vệ của cơ thể lại tấn công, phá huỷ các mô của chính nó. Điều này khiến cho tuyến thượng thận bị tổn thương, không thể sản xuất được các hormone như cortisol và aldosterone cho cơ thể. Một vài nguyên nhân khác gây tổn thương tuyến thượng thận là chảy máu tuyến thượng thận, tiền sử từng phẫu thuật tuyến thượng thận, nhiễm trùng, bệnh di truyền,…
Bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là tình trạng tuyến yên không sản xuất đủ hormone ACTH khiến cho tuyến thượng thận sản sinh không đủ cortisol cho cơ thể. Nguyên nhân chính là việc sử dụng quá nhiều thuốc glucocorticoid để điều trị các bệnh như viêm khớp, hen suyễn,… Khi sử dụng những loại thuốc này, các tế bào tuyến yên cảm thấy rằng cơ thể đã đủ lượng cortisol, chính vì vậy nó bắt đầu tiết ra ACTH ít hơn, dẫn đến tuyến thượng thận tiết ra ít cortisol hơn, rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động. Chính vì vậy khi dừng thuốc đột ngột thì cơ thể không kịp đáp ứng sản sinh cortisol ngay.
Một số nguyên nhân khác như có khối u tuyến yên, phẫu thuật và xạ trị tuyến yên, cắt bỏ vùng dưới đồi, ung thư di căn tuyến thượng thận,..
Các triệu chứng phổ biến của người tuyến thượng thận bị suy có thể kể đến như:
Bệnh suy tuyến thượng thận nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận cấp, đe doạ tính mạng người bệnh. Chính vì vậy khi cơ thể có những dấu hiệu trên nên đến cơ sở y tế để thăm khám.
Để chẩn đoán suy thượng thận mạn tính, có thể thông qua quan sát các dấu hiệu lâm sàng như đã đề cập ở phần triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sụt cân, rối loạn tiêu hoá, sạm da, hạ đường huyết,.. Những biểu hiện này cho thấy cơ thể được thiếu hụt hormone.
Một số triệu chứng bên ngoài của suy thượng thận cấp có thể kể đến như suy nhược, tinh thần không ổn định, chuột rút, đau cơ, đau bụng cấp,..
Để xác định được chính xác về tình trạng bệnh, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn, phần lớn các bệnh nhân đều phải sử dụng thuốc hết quãng đời. Việc chữa trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Nếu bệnh nhân mắc bệnh bẩm sinh thì sẽ phải điều trị suốt đời. Ngược lại, nếu bạn bị suy tuyến thượng thận thứ phát thì bác sĩ sẽ điều trị giảm dần lượng thuốc trong vài tháng, giúp cho tuyến thượng dần dần phục hồi chức năng và có thể ngưng dùng thuốc.
Do cơ thể không tiết ra đủ lượng hormone cortisol cần thiết, chính vì vậy bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc chứa hormone này để bù đắp vào phần thiếu hụt. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh tình của bạn, liều lượng thuốc chỉ định sẽ khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, trong trường hợp cơ thể bạn không tiếp nạp được corticoid bằng đường uống do một số nguyên nhân như stress, khi đó bạn sẽ được chỉ định tiêm thuốc.
Trong trường hợp người bệnh gặp chấn thương mà bị bất tỉnh, hôn mê thì cần tăng liều lượng corticosteroid. Để bệnh nhân có thể hấp thu được thuốc hiệu quả, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid vào tĩnh mạch. Tuy nhiên nhìn chung người bệnh hồi phục bác sĩ sẽ điều chỉnh liều của bạn trở lại mức bình thường trước khi chấn thương.
Những lưu ý trong quá trình điều trị
– Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đều đặn, không ngưng sử dụng thuốc đột ngột để ngăn ngừa những suy thượng cấp, ảnh hưởng tính mạng
– Nếu cơ thể có vấn đề bất thường, cần thay đổi loại và liều lượng thuốc thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận.
– Nên thăm khám định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, kiểm tra, theo dõi sức khoẻ.
Nếu điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh ngày càng trở nặng, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện như sốc, co giật, hôn mê, nguy hiểm hơn nữa là tử vong. Chính vì vậy, đây là căn bệnh RẤT NGUY HIỂM cho tính mạng nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm.
Một số biện pháp để phòng ngừa bệnh được bác sĩ hướng dẫn như:
– Không tự ý sử dụng thuốc có chứa corticoid: đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát. Đối tượng cần đặc biệt chú ý là những bệnh nhân xương khớp, hen suyễn bởi trong thành phần thuốc điều trị bệnh thường có chứa hàm lượng corticod. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, bệnh nhân không nên sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.
– Trường hợp bắt buộc phải sử dụng corticoid: bạn nên đi khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, kê lại đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh theo từng giai đoạn.
– Duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.
Với những người có bệnh về thận nên cố gắng điều trị dứt điểm để không xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn. Trường hợp bệnh suy tuyến thượng thận cấp, bệnh nhân luôn phải nhớ mang theo thuốc bên người. Nếu có bất thường về trong cơ thể, vấn đề tâm lý cần gặp ngay bác sĩ để chỉnh liều, chuyển sang đường tiêm.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh. Bác sĩ khuyến khích người dân nên bổ sung những loại thực phẩm sau:
– Thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D giúp chắc xương bởi việc sử dụng thuốc hormone chứa thành phần corticosteroid có nguy cơ gây loãng xương. Một số thực phẩm có thể kể đến như súp lơ, thịt gà, trứng,..
– Bổ sung thực phẩm có chứa natri đối với trường hợp người bệnh có hàm lượng aldosterone thấp.
Bệnh này làm giảm nồng độ cortisol, là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Ở nữ giới mắc bệnh, kinh nguyệt thường không đều, chậm kinh, giảm ham muốn, chức năng buồng trứng suy giảm khiến khó có thai. Nam giới mắc bệnh có nguy cơ rối loạn cương dương, teo tinh hoàn, lông thưa, nhu cầu giảm.
Theo Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà, đối với những trường hợp này, mình thường khuyên bệnh nhân nên thực hiện bảo tồn chức năng sinh sản bằng việc trữ đông phôi, trứng và tinh trùng. Việc trữ đông này không làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng hay tinh trùng, nó như một biện pháp phòng trừ cho bệnh nhân nếu trong quá trình chữa bệnh mà chức năng sinh sản giảm.
IVF Bưu điện là một trong những trung tâm hỗ trợ sinh sản hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi đã giúp rất nhiều gia đình thành công sinh con, trong đó có những gia đình sinh con từ phôi trữ đông lạnh của hai vợ chồng. Bé sinh ra bằng phương pháp này hoàn toàn khỏe mạnh như những em bé sinh thường khác. Nếu bạn đang tìm cơ sở y tế để bảo tồn sinh sản, hãy đến IVF Bưu điện để được tư vấn và hỗ trợ nhé.