Trước khi chuyển phôi nên ăn gì? Bí quyết tăng tỉ lệ thành công

Chuyển phôi là một quá trình quan trọng trong IVF. Để tăng tỉ lệ thành công, việc chuẩn bị kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết. IVF Bưu Điện sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, trước khi chuyển phôi nên ăn gì qua bài viết dưới đây.

I.Tại sao cần chú ý đến chế độ ăn trước chuyển phôi?

Chế độ dinh dưỡng trước khi chuyển phôi

Chế độ dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phôi làm tổ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp  tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phôi làm tổ và hỗ trợ  phát triển thai kỳ từ những ngày đầu tiên

Không chỉ mình thời gian sau chuyển phôi mà từ lúc chuẩn bị bắt đầu quá trình IVF, bạn đã cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt một cách hợp lý. Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng góp phần:

– Tăng khả năng làm tổ của phôi: Một số loại thực phẩm có khả năng tăng cường sức khỏe cho niêm mạc cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi thai. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng khoa học cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giúp tăng khả năng làm tổ cho phôi thai.

– Cải thiện sức khỏe tinh thân: Ăn uống khoa học  cũng có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn. Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh sẽ giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng và thể trạng trong quá trình bạn chuẩn bị chuyển phôi.

– Tăng cường sức khỏe toàn diện: Ăn uống dinh dưỡng khoa học trước khi bắt đầu chuyển phôi giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh tạo nền tảng vững chắc cho quá trình thai kỳ ổn định. Trong thời điểm chuẩn bị mang thai, bổ sung thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển phôi. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tạo nền tảng tốt cho những bước phát triển đầu tiên trong thai kỳ.

Theo các bác sĩ tại IVF Bưu Điện, những tuần đầu tiên sau khi chuyển phôi sẽ tương ứng với những tuần đầu tiên của  thai kỳ bình thường. Vì vậy, bạn nên chú ý vấn đề trước khi chuyển phôi nên ăn gì.

II.Trước khi chuyển phôi nên ăn gì?

1.Sữa đậu nành

Sữa đậu này  chứa estrogen lành mạnh dồi dào. Với những chị em làm IVF thì không còn xa lạ với loại hạt này. Trước chuyển phôi, bạn thường được khuyến khích nên sử dụng sữa đậu nành hoặc các sản phẩm được làm từ đậu nành để tăng tỷ lệ đậu thai thành công. Bạn có thể bổ sung 2-3 cốc sữa đậu nành hàng ngày nhằm tăng khả năng thụ thai thành công.

Trước khi chuyển phôi nên ăn gì?

Uống sữa đậu nành hàng ngày góp phần tăng tỷ lệ đậu thai

2.Sầu riêng

Trong sầu riêng có chứa nhiều estrogen tự nhiên, sắt và axit folic tốt cho việc thụ thai. Thời gian  chuyển phôi bạn có thể ăn bổ sung thêm loại quả này nhằm  hạn chế nguy cơ thiếu máu và giúp làm dày niêm mạc tử cung hiệu quả.

3.Quả bơ

Trong hoa quả tưới có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, điều hòa nội tiết tố  tốt cho quá trình trước và sau khi chuyển phôi. Ngoài ra bơ cũng là một trong những loại hoa quả rất giàu chất kiềm giúp điều hòa tốt nội tiết tố, chất béo không bão hòa, omega 3… đều tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thụ thai. Đây là một trong những thực phẩm tốt cho niêm mạc tử cung và góp phần tăng tỷ lệ thành công trong quá trình chuyển phôi.

4.Cá chép

Nếu bạn đang tìm thực phẩm tốt cho niêm mạc trước chuyển phôi, cá chép là thực phẩm đáng để bạn quan tâm.Cá chép giúp ổn định thai kỳ và giúp phôi bám chắc. Nên thực hiện 2-3 lần một tuần trước và sau khi chuyển phôi

5.Các loại rau lá xanh đậm như: súp lơ, rau chân vịt, cải…và các loại đậu đỗ

Chị em có thể ưu tiên các loại ra có màu xanh đậm như: rau bina, súp lơ, rau chân vịt, rau cải… Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy nội tiết tố, cung cấp vitamin B1. 

6.Các món thịt bò, trứng gà, sò huyết, cua gạch…

Các món thịt bò, trứng gà, sò huyết, cua gạch đều chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt tốt cho phụ nữ trong giai đoạn chuyển phôi góp phần nâng cao tỷ lệ thành công.

– Thịt bò: Giàu protein, sắt, kẽm, vitamin B12: Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp tăng cường sản xuất hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu.

– Trứng gà: Chứa protein, vitamin A, D, E, B12, choline: Giúp phát triển trí não, thị giác, hệ thần kinh của thai nhi.

– Sò huyết: Giàu protein, kẽm, sắt, canxi, vitamin B12: Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ phát triển xương.

– Cua gạch: Giàu protein, canxi, vitamin B12, omega-3: Tốt cho sức khỏe tim mạch, trí não, hệ miễn dịch của mẹ và thai nhi.

7.Uống nhiều nước

Trong quá trình chuyển phôi, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể có thể kết hợp uống thêm các loại nước ép sinh tố hoa quả không đường để bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng lưu lượng máu và giảm nguy cơ táo bón. Thời gian đầu chuyển phôi bạn nên hạn chế một số loại thức uống như: nước dừa, rau má … hoặc một số loại nước có vị chua.

III.Những thực phẩm cần tránh trước khi bắt đầu chuyển phôi

1.Thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết trong thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, natri, đường, và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong giai đoạn chuyển phôi. Bạn nên tránh các dạng thực phẩm được chế biến sẵn dạng đóng gói ví dụ: xúc xích, thịt ủ muối, thịt nguội…

2.Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán

Đồ ăn nhanh và đồ chiên rán, vốn là những món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển phôi, làm giảm tỷ lệ thành công. Bởi vì, hầu hết trong đồ ăn nhanh và đồ chiên rán đều chứa nhiều chất béo không tốt, ít chất dinh dưỡng thiết yếu kèm theo đó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, tăng cân.

Những thực phẩm cần tránh trước khi chuyển phôi

Những thực phẩm ảnh hướng đến quá trình trước chuyển phôi

3.Thức uống có cồn và caffeine

Thức uống có cồn và caffeine là hai loại thức uống khá phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển phôi. Trong đó:

– Rượu bia có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến chất lượng phôi như: giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, trong giai đoạn chuyển phôi bạn cần tránh hoàn toàn việc sử dụng rượu bia.

– Caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng phôi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Do vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng caffeine trong giai đoạn này.

4.Các loại thực phẩm khác

Rau răm: Rau răm có tính lạnh, được cho là có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến sự bám dính của phôi thai

Đu đủ xanh: Đu đủ xanh chứa enzyme papain có khả năng phân giải protein, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Nha đam: Nha đam có thể gây co thắt tử cung, tiêu chảy, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của phôi.

Mướp đắng: Mướp đắng có tính hàn, được cho là có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến quá trình bám dính của phôi thai vào niêm mạc tử cung.

IV.Lời khuyên của Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà – IVF Bưu Điện

Lời khuyên của Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà - IVF Bưu Điện

Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên ăn đủ chất, không cần quá kiêng khem

“Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về việc trước khi chuyển phôi nên ăn gì”- Theo Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà chia sẻ. Việc ăn uống đầy đủ và cân bằng trước khi bắt đầu chuyển phôi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ thành công của IVF. Trước chuyển phôi bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung đủ nước cho cơ thể, nên ăn thực phẩm giàu protein và vitamin . Ngoài ra, việc giảm bớt căng thẳng cũng rất quan trọng. Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai. Vì vậy, các cặp vợ chồng nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái trước khi chuyển phôi kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý lành mạnh sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công của IVF.

Hy vọng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn xây dựng được một chế độ ăn phù hợp trước chuyển phôi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc nào về sức khỏe sinh sản hãy liên hệ Tổng đài Chăm sóc khách hàng Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: 19001897.

Đăng ký khám