Thời điểm rụng trứng chính là lúc dễ mang thai nhất với tỷ lệ đậu thai lên đến 90%. Từ thông tin kích thước trứng giúp bác sĩ dự đoán được thời điểm rụng trứng từ đó thực hiện các bước tiếp theo theo phác đồ điều trị. Một trong những câu hỏi thường gặp ở bệnh nhân là “Trứng đạt kích thước bao nhiêu thì rụng?”. Hãy cùng IVF Bưu điện tìm hiểu rõ hơn về quá trình này nhé!
Rụng trứng là quá trình giải phóng 1-2 quả trứng (noãn) từ buồng trứng. Đây là một giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, cụ thể bao gồm các bước sau:
1. Phát triển trứng: Trứng bắt đầu phát triển trong buồng trứng. Mỗi tháng, thường có một quả trứng mới phát triển trội hơn.
2. Tăng kích thước trứng: Trứng tăng kích thước dần theo thời gian và nhanh chóng đạt kích thước trưởng thành.
3. Rụng trứng: Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, trứng đạt được kích thước để trưởng thành sẽ vỡ ra và di chuyển ra khỏi buồng trứng. Giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều bởi hormone của cơ thể phụ nữ
4. Thụ thai: Sau khi rụng, nếu trứng gặp tinh trùng thì có thể xảy ra quá trình thụ thai. Nếu quá trình thụ thai không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và phụ nữ sẽ có kinh nguyệt bình thường.
Vấn đề trứng đạt kích thước bao nhiêu thì rụng là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thực tế, có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe, rối loạn nội tiết và yếu tố tâm lý.
Tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng. Phụ nữ thường có khả năng sinh sản tốt nhất trong độ tuổi từ 20 đến đầu 30. Số lượng và chất lượng trứng bắt đầu giảm dần sau độ tuổi 30, điều này khiến quá trình rụng trứng không đều và gây khó khăn hơn trong việc thụ thai.
Sức khỏe tổng quát cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng. Các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến hormone và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Cùng với đó, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động cũng có thể làm giảm khả năng rụng trứng.
Rối loạn nội tiết là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rụng trứng không đều. Các hormon như estrogen, progesterone, và LH cần phải cân bằng để đảm bảo quá trình rụng trứng diễn ra bình thường. Nếu có sự mất cân bằng hormone, phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, hoặc thậm chí không rụng trứng.
Yếu tố tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Căng thẳng, lo âu và trầm cảm có thể làm rối loạn hormone và gây ra tình trạng rụng trứng không đều. Những hoạt động như yoga, thiền, hoặc tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Trứng đạt kích thước bao nhiêu thì rụng là một vấn đề quan tâm của nhiều người vì nó giúp xác định thời điểm dễ thụ thai. Thời điểm trứng rụng là giai đoạn dễ mang thai nhất, với 90% tỷ lệ thành công thụ thai (trường hợp phụ nữ khỏe mạnh). Việc xác định được thời gian rụng trứng sẽ giúp các cặp đôi có thể lên kế hoạch mang thai hoặc tránh thai phù hợp.
Cơ thể người phụ nữ có rất nhiều nang trứng, nhưng không phải tất cả đều có thể phát triển và rụng mà mỗi chu kỳ chỉ có 1-2 quả đạt đến mức trưởng thành. Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, nang trứng sẽ trưởng thành và đạt kích thước 17 – 18mm, chuẩn bị cho việc rụng trứng.
Kích thước trứng là chỉ số rất quan trọng để xác định, dự đoán thời điểm rụng trứng. Tuy nhiên không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Trứng đạt kích thước bao nhiêu thì rụng” bởi nó tùy thuộc vào cơ thể từng bệnh nhân. Thông thường với các chị em, trứng cần đạt kích thước trưởng thành từ 20 – 22 mm để CÓ THỂ RỤNG.
Một trứng lớn hơn không có nghĩa là nó sẽ rụng sớm hơn. Đồng thời, nếu trứng quá nhỏ, rụng trứng có thể không xảy ra, gây ra hiện tượng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Khi đi thăm khám, bệnh nhân sẽ được tiến hành siêu âm nang noãn để đo kích thước nang noãn, theo dõi quá trình phát triển của chúng. Với trường hợp sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, bệnh nhân cần thực hiện siêu âm kiểm tra nang noãn thường xuyên để đánh giá, theo dõi, xác định chính xác thời điểm rụng trứng.
Trong thụ tinh nhân tạo, siêu âm nang noãn giúp bác sĩ tính toán thời điểm tiêm mũi rụng trứng cuối cùng để tiến hành bơm tinh trùng. Đối với trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm IVF, siêu âm kiểm tra nang noãn là công cụ quan trọng giúp bác sĩ chọn ngày chọc hút trứng.
Ngoài ra, siêu âm nang noãn còn giúp đánh giá các vấn đề như rối loạn phóng noãn hoặc đa nang buồng trứng, từ đó có thể đưa ra giải pháp điều trị kịp thời và chính xác.
Để trả lời cho câu hỏi “Trứng đạt kích thước bao nhiêu thì rụng?”, bệnh nhân cần đi siêu âm đo kích thước nang trứng. Chu kỳ kinh nguyệt của nang trứng gồm 2 giai đoạn chính đó là: giai đoạn nang và giai đoạn hoàng thể.
– Thường thì ở đầu chu kỳ, nang trứng có kích thước nhỏ khoảng 2 – 3mm (nang noãn cơ sở). Vào ngày thứ 7, 8 của chu kỳ, nang trứng có kích thước khoảng 10 – 12mm, và trung bình nang trội phát triển 1 – 2mm mỗi ngày.
– Khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, nang trứng đạt được kích thước từ 17 – 18mm, được gọi là nang trứng trưởng thành và chuẩn bị rụng. Thời điểm kích thước nang noãn đạt từ 20- 22mm sẽ là lúc trứng rụng đạt chất lượng tốt nhất.
Thông thường, siêu âm để theo dõi nang noãn nên bắt đầu vào ngày thứ 2 chu kỳ kinh, sau đó thực hiện 2 ngày một lần cho đến khi đường kính đạt khoảng 15mm. Sau khi đạt kích thước trên, mỗi ngày bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm một lần cho đến khi trứng trưởng thành và phóng noãn.
Đối với những người gặp khó khăn trong việc có con, bạn thường được siêu âm vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh để đếm số lượng nang noãn thứ cấp, qua đó đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị
Nếu siêu âm qua ngả bụng, bệnh nhân cần uống đủ nước và nhịn tiểu để thuận tiện cho quá trình siêu âm. Ngược lại, khi siêu âm bằng đầu dò âm đạo, bệnh nhân cần đi tiểu trước. Đây là loại siêu âm thường được sử dụng nhiều vì cho kết quả chính xác hơn các phương pháp còn lại.
Với một chu kỳ thông thường nang trứng trội sẽ phát triển thành nang trứng trưởng thành và xảy ra hiện tượng phóng noãn vào giữa chu kỳ. Tuy nhiên, thời gian phóng noãn có thể chênh lệch với dự kiến, có thể diễn ra vào cuối chu kỳ hoặc đầu kỳ kinh kế tiếp.
Khi trứng chuẩn bị phóng noãn, bác sĩ có thể quan sát thấy “gờ trứng” trên hình ảnh siêu âm. Một số chuyên gia cho rằng việc không quan sát được gờ trứng vào trước lúc trứng chuẩn bị rụng có thể dấu hiệu bất thường về sức khỏe sinh sản.
Có thể nói, quá trình rụng trứng là một phần thiết yếu trong chu kỳ sinh sản của phụ nữ. Hiểu rõ về quá trình phát triển của nang trứng và những yếu tố tác động sẽ giúp bệnh nhân nắm bắt thời điểm rụng trứng từ đó hỗ trợ cho dự định mang thai hoặc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Trong đó, siêu âm nang noãn là một công cụ hữu ích để theo dõi sự phát triển của trứng và dự đoán thời điểm rụng trứng chính xác.
Hy vọng rằng bài viết này của IVF Bưu điện sẽ giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề trứng đạt kích thước bao nhiêu thì rụng. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ tới các trang thông tin sau: