Rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh, tiểu rắt, tiểu không tự chủ,.. đây đều là những triệu chứng u xơ tử cung, một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Cùng IVF Bưu điện tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa căn bệnh này nhé!
U xơ ở tử cung, hay còn gọi là nhân xơ tử cung, là những khối u lành tính phát triển từ các tế bào cơ trơn của tử cung. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất, ảnh hưởng đến phần lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh. Mặc dù đa số phụ nữ đều có u xơ ở tử cung trong đời, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần điều trị.
Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh u xơ ở tử cung. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tăng đáng kể sau 30 tuổi và tiếp tục gia tăng theo độ tuổi. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa u xơ và quá trình lão hóa ở nữ giới.
Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng về vị trí, kích thước, số lượng khối u và các triệu chứng u xơ tử cung đi kèm. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện khác nhau.
Thông thường, các khối u xơ phát triển khá chậm. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, do sự thay đổi nội tiết, kích thước khối u có xu hướng ổn định hoặc giảm dần. Tuy nhiên, nếu khối u tăng trưởng nhanh bất thường, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải được theo dõi và điều trị kịp thời.
Cách phân loại các khối u xơ trong tử cung là gì? Phân loại khối u xơ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị, bên cạnh kích thước và số lượng khối u. Dựa trên vị trí, u xơ thường được phân thành các loại sau
– U xơ dưới thanh mạc: Đây là loại phổ biến nhất, phát triển từ lớp cơ tử cung hướng ra phía ngoài. Khối u thường có hình dạng rõ ràng, đôi khi có cuống, và có thể gây ra các biến chứng như xoắn hoặc hoại tử.
– U xơ trong cơ tử cung: Loại u này nằm hoàn toàn bên trong lớp cơ tử cung, thường gây ra tình trạng tử cung to lên do sự phát triển của nhiều khối u nhỏ.
– U xơ dưới niêm mạc: Ít gặp hơn so với hai loại trên, u xơ dưới niêm mạc phát triển từ lớp cơ tử cung và hướng vào lòng tử cung. Khi phát triển lớn, khối u có thể lấp đầy toàn bộ lòng tử cung, gây cản trở chức năng sinh sản và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, u xơ có thể xuất hiện ở các vị trí khác như dây chằng rộng, vòi trứng hoặc cổ tử cung.
Với những dấu hiệu tương đồng với nhiều bệnh phụ khoa khác, làm thế nào để chị em phụ nữ có thể nhận biết sớm triệu chứng u xơ tử cung? Thông thường, các khối u xơ được phát hiện tình cờ trong quá trình khám phụ khoa định kỳ hoặc siêu âm. Một số trường hợp khác, bệnh được chẩn đoán khi chị em đi khám hiếm muộn.
Đa số trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng u xơ tử cung rõ rệt và có thể chỉ cần thăm khám định kỳ để theo dõi, kiểm soát. Tuy nhiên, khi khối u phát triển lớn, chị em có thể gặp phải một số triệu chứng như
Một trong những triệu chứng u xơ tử cung đặc trưng là rong kinh, rong huyết. Hiện tượng này là do các khối u làm nằm gần niêm mạc khiến cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong tróc không đều, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và lượng máu kinh nhiều.
Nhiều chị em có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài đến sau cả chu kỳ kinh (rong kinh) và thậm chí ra máu ngoài chu kỳ (rong huyết). Việc mất máu quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, da xanh xao và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khác với các trường hợp xuất huyết tử cung do khối u nằm dưới niêm mạc, khi u xơ nằm sâu bên trong thành cơ tử cung, bệnh nhân thường cảm thấy đau đớn dữ dội trong kỳ kinh. Nguyên nhân là do khi tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài, các khối u xơ cũng co bóp theo, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Điều này dẫn đến hoại tử mô, gây ra cơn đau bụng dữ dội.
Trong trường hợp khối u xơ quá lớn và bị hoại tử, cơn đau bụng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài, đòi hỏi phải can thiệp y tế khẩn cấp. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và có thể cần phẫu thuật để loại bỏ khối u bị hoại tử.
Đây là dấu hiệu của các cơ quan xung quanh khi bị khối u chèn ép. Nếu như khối u nằm gần vị trí bàng quang sẽ có phản xạ kích thích làm bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đôi khi kích thước của khối u lớn thì thể tích bàng quang sẽ giảm do bản chất bị u xơ chèn ép.
Ở một vài người, nếu lớp cơ ở đáy chậu suy giảm chức năng điều khiển sẽ dễ bị rò rỉ nước tiểu thường xuyên. Bên cạnh việc chèn ép lên bàng quang mà khối u có thể tạo áp lực cho trực tràng. Điều này làm cho bệnh nhân bị táo bón do chất thải bên trong lòng ruột không có khả năng di chuyển bình thường ra bên ngoài. Ngoài ra sự kích thích của khối u xơ sẽ khiến bạn cảm thấy mót rặn dù cho không đi ngoài được gì.
Các khối u khi phát triển lớn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Cụ thể, một triệu chứng u xơ tử cung có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh đó là thay đổi thói quen vệ sinh.
Khi khối u chèn ép vào bàng quang, bệnh nhân thường cảm thấy tiểu nhiều lần, tiểu rắt và cảm giác mót tiểu liên tục ngay cả khi bàng quang không đầy. Nguyên nhân là do khối u chèn ép làm giảm dung tích của bàng quang, khiến bàng quang nhanh đầy và kích thích nhu cầu đi tiểu
Ở một số trường hợp, nếu cơ đáy chậu suy yếu, người bệnh có thể gặp tình trạng rò rỉ nước tiểu liên tục. Không chỉ ảnh hưởng đến bàng quang, khối u còn tạo áp lực lên trực tràng, gây táo bón do phân khó di chuyển qua ruột. Đồng thời, sự chèn ép này có thể gây cảm giác mót rặn, dù không có khả năng đi ngoài.
U xơ, đặc biệt là những khối u nằm ở những vị trí gần, xung quanh cổ tử cung, có thể gây ra các vấn đề về tình dục. Khi quan hệ, sự ma sát vào âm đạo và áp lực lên khối u có thể dẫn đến đau bụng dưới và chảy máu bất thường. Lượng máu chảy ra có thể ít hoặc nhiều, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u.
Cơn đau do u xơ ở tử cung có thể lan tỏa đến lưng dưới, xương chậu hoặc thành bụng, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Cảm giác như có một vật nặng đè lên vùng bụng dưới, gây khó chịu và hạn chế các hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống hoặc tập thể dục
Nguyên nhân chính xác gây ra u xơ vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh như:
– Hormone như estrogen và progesterone được cho là đóng vai trò quan trọng, thông qua việc kích thích sự tăng sinh của các tế bào cơ tử cung. Bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và ít gặp ở những người chưa có kinh. Điều này cho thấy hormone sinh sản có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của u xơ.
– Di truyền cũng được xem là một yếu tố nguy cơ, khi các nghiên cứu phát hiện sự khác biệt về gen giữa các tế bào u xơ và tế bào bình thường.
– Các yếu tố tăng trưởng như insulin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, thúc đẩy sự tăng sinh và phát triển của các tế bào u xơ.
– Ngoài ra, các yếu tố khác như chất nền ngoại bào (ECM) giúp các tế bào u xơ kết nối với nhau chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó người ta tìm thấy trong các tế bào u xơ chứa nhiều ECM hơn tế bào khỏe mạnh bình thường.
Chẩn đoán bệnh lý thường bắt đầu bằng việc thu thập thông tin từ bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng như rong kinh, đau bụng, khó chịu khi quan hệ tình dục… Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Qua khám bụng, bác sĩ có thể cảm nhận được khối u trong tử cung, biểu hiện qua việc bụng dưới to hơn và sờ cảm nhận thấy khối u trong cơ thể.
Việc chẩn đoán lâm sàng thường được thực hiện qua siêu âm và MRI.
– Siêu âm: là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bằng cách sử dụng sóng âm để siêu âm bụng, tử cung, phần phụ , bác sĩ có thể hình dung rõ nét kích thước, vị trí và số lượng các khối u trong tử cung. Để tăng độ chính xác, người bệnh thường được yêu cầu uống nước đầy bàng quang trước khi siêu âm. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí của khối u, nếu khối u nằm dưới niêm mạc, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm qua đường âm đạo để có hình ảnh rõ nét hơn.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan bên trong cơ thể. Trong chẩn đoán u xơ , MRI cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng, vị trí của khối u và mối quan hệ của nó với các cơ quan xung quanh. Nhờ đó, bác sĩ có thể đánh giá chính xác mức độ xâm lấn của khối u, phân biệt u xơ với u tuyến, các bệnh ác tính và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Chẩn đoán phân biệt u xơ cần xem xét các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.
– Khối u hạ vị tử cung: Cần loại trừ khả năng mang thai, lạc nội mạc tử cung. Việc sử dụng que thử thai sẽ giúp loại trừ trường hợp mang thai.
– Đau vùng chậu: Ngoài u xơ ở tử cung, đau vùng chậu còn có thể do mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm nhiễm vùng chậu.
– Xuất huyết tử cung bất thường: Bên cạnh u xơ, tăng sinh nội mạc tử cung cũng là một nguyên nhân gây ra xuất huyết tử cung.
Bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ một cách nghiêm trọng. Chảy máu kéo dài do u xơ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cơ thể. Ngoài ra, nếu khối u phát triển lớn, chúng có thể chèn ép bàng quang và niệu quản, gây áp lực lên thận và dẫn đến tổn thương cơ quan này. Một số biến chứng khác bao gồm khó mang thai hoặc nguy cơ sảy thai liên tiếp.
Rất nhiều bệnh nhân quan tâm cách ngăn ngừa u xơ trong tử cung là gì? Theo Ths.BS.Vương Vũ Việt Hà, mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn u xơ ở tử cung, phụ nữ có thể chủ động giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
– Duy trì cân nặng hợp lý: Phụ nữ béo phì có nguy cơ u xơ tử cung cao hơn so với bình thường, do đó hãy giữ cân nặng nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn.
– Khám phụ khoa định kỳ: Phát hiện sớm u xơ giúp điều trị hiệu quả.
– Chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có u xơ.
Nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng u xơ tử cung hay đang mắc phải bệnh lý này, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời.