Ra máu sau chuyển phôi 7 ngày có nguy hiểm không?

Nhiều chị em gặp hiện tượng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày và thắc mắc không biết tình trạng này có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, hiện tượng ra máu sau chuyển phôi có thể coi là một dấu hiệu thành công khi làm IVF, được gọi là “máu báo thai”. Hãy cùng IVF Bưu điện tìm hiểu về hiện tượng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày trong bài viết dưới đây nhé.

I.Máu báo thai sau chuyển phôi là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp với phụ nữ thất bại khi làm IUI nhiều lần, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng,… Tỷ lệ chuyển phôi thành công khi làm IVF theo thống kê tại IVF Bưu điện là khoảng 75% trên mỗi chu kỳ. Lưu ý rằng, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe sinh sản của từng cặp vợ chồng.

Tỷ lệ thành công của mỗi chu kỳ IVF tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện là khoảng 75%

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện, tỷ lệ thành công của mỗi chu kỳ IVF dao động khoảng 75%.

Chuyển phôi là một trong những bước quan trọng của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nhằm đưa phôi thai vào tử cung để phát triển thành thai nhi. Hiện tượng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày được gọi là máu báo thai. Theo các chuyên gia, khi phôi thai làm tổ ở niêm mạc tử cung, nó gây bong một phần lớp nội mạc tử cung và dẫn đến chảy máu ra ngoài.

Ra máu sau chuyển phôi có thể xuất hiện trong quá trình làm tổ của phôi thai

Hiện tượng ra máu sau chuyển phôi thường xuất hiện ở giai đoạn phôi làm tổ

Khi thấy máu báo thai, bạn sẽ để ý trên quần lót sẽ xuất hiện vài đốm nâu hoặc hồng kèm cảm giác đau bụng nhẹ. Triệu chứng này khiến nhiều chị em dễ nhầm lẫn đến đau bụng kinh. Vì vậy, nếu không quan sát kỹ hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn có thể nhầm lẫn giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai khi có hiện tượng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày.

II.Tại sao có máu báo thai sau chuyển phôi?

Ra máu sau chuyển phôi 7 ngày là hiện tượng hay gặp và xuất hiện ở nhiều mẹ trong giai đoạn chuyển phôi làm Thụ tinh trong ống nghiệm. Theo ThS.BS. Vương Vũ Việt Hà giải thích “Máu báo xuất hiện ở quá trình làm tổ của phôi thai trong niêm mạc tử cung của mẹ. Và đây có thể là dấu hiệu tích cực rằng có thể chu kỳ IVF của bạn sẽ thành công.”

Để phôi làm tổ thành công trong tử cung của người mẹ, nó cần di chuyển, đi xuyên qua lớp niêm mạc và bám vào thành tử cung. Khi đó, một lớp niêm mạc nhỏ có thể bong ra, dẫn đến xuất hiện các đốm hồng nâu khi ra ngoài.

Hình ảnh phôi thai làm tổ vào lớp nội mạc tử cung

Khi phôi được chuyển vào tử cung của người, nó di chuyển và làm tổ vào lớp nội mạc

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày bao gồm:

– Tổn thương ở niêm mạc tử cung: Việc sử dụng dụng cụ chuyển phôi có thể gây ra tổn thương nhẹ ở niêm mạc tử cung, dẫn đến chảy máu. 

– Đặt thuốc ngả âm đạo: Đặt thuốc vào cổ tử cung trong thời điểm mới chuyển phôi có thể gây tổn thương và chảy máu do cổ tử cung lúc này nhạy cảm hơn bình thường. 

– Tác dụng của thuốc hỗ trợ sinh sản: Một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản, như progesterone, có thể gây ra tác dụng phụ là ra máu âm đạo. Vì vậy, khi bác sĩ cấp thuốc, bạn có thể hỏi thêm về tác dụng phụ của thuốc để biết trước về khả năng ra máu âm đạo. Điều này sẽ giúp bạn bớt lo lắng và hoảng sợ hơn khi điều này xảy ra. 

– Thiếu hụt nội tiết do quên uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ

– Quan hệ tình dục có thể dẫn đến hiện tượng ra máu. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến cáo quan hệ tình dục sau chuyển phôi vì lúc này cơ thể người phụ nữ còn yếu và cổ tử cung đang nhạy cảm hơn. Vì vậy, việc quan hệ có thể gây ra nhiễm trùng sau thủ thuật. 

III.Sự khác nhau giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai sau chuyển phôi

Không phải trường hợp nào ra máu sau chuyển phôi 7 ngày cũng là máu báo thai và chuyển phôi thành công. Có phôi thai làm tổ thất bại và hiện tượng máu ra ở âm đạo không phải là món quà mẹ đang hy vọng. Vì vậy, chị em cần phân biệt giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai qua một số lưu ý dưới đây:

1. Thời điểm xuất hiện 

– Máu báo thai: Xuất hiện vào ngày thứ 6 – 12 sau chuyển phôi trong khoảng thời gian ngắn, dài nhất là 2 ngày.

– Máu kinh nguyệt: Xuất hiện theo chu kỳ 28 – 30 ngày, do sự bong tróc của niêm mạc tử cung khi không có thai. Thời gian kéo dài từ 5 – 7 ngày. 

2. Màu sắc và lượng máu

– Máu báo thai: Thường có màu hồng nhạt hoặc nâu, lượng máu rất ít, chỉ là vài đốm nhỏ, giọt hoặc vệt trên quần lót. 

– Máu kinh nguyệt: Thường có màu đỏ tươi, lượng máu nhiều và đôi khi đi kèm cục máu đông.

3. Triệu chứng đi kèm

– Máu báo thai: Có thể đau nhẹ rồi mau chóng biến mất hoặc không có triệu chứng đi kèm.

– Máu kinh nguyệt: Thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, chuột rút, mệt mỏi, đầy hơi, chán ăn. 

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt thường không quá khó khăn với những đặc điểm khác nhau được chia sẻ phía trên. Việc ra máu sau chuyển phôi 7 ngày còn dựa vào nhiều đặc điểm của người phụ nữ và các nguyên nhân khác nhau trong quá trình làm Thụ tinh trong ống nghiệm. 

IV.Ra máu sau chuyển phôi 7 ngày có cần phải lo lắng không?

Cảm xúc lo lắng và bất an sau chuyển phôi là tâm lý dễ hiểu của các mẹ sau chuyển phôi, đặc biệt là khi gặp hiện tượng bất thường như ra máu sau chuyển phôi 7 ngày. Nhiều triệu chứng trong hoặc ngoài cơ thể có thể khiến bạn hoài nghi về kết quả của quá trình Thụ tinh ống nghiệm IVF vì bạn không biết điều gì đang xảy ra.

Tâm lý lo lắng và căng thẳng sau quá trình chuyển phôi là điều hoàn toàn dễ hiểu

Sau quá trình chuyển phôi, sự lo lắng và căng thẳng tâm lý là điều dễ hiểu hoàn toàn.

Nếu gặp hiện tượng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày, bạn cũng không cần quá lo lắng. Theo thống kê, cứ 3 người làm IVF sau chuyển phôi thì sẽ có 1 người ra máu âm đạo. Đây là hiện tượng bình thường vì vậy bạn không quá lo ngại nhé. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số trường hợp bất thường sau và đến gặp bác sĩ ngay:

– Ra nhiều máu tươi tương tự như ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt: đây có thể là dấu hiệu của việc chuyển phôi thất bại. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vội vàng kết luận mà hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra chính xác. 

– Ra máu sau chuyển phôi 7 ngày kèm theo đau bụng quặn: đây có thể là dấu hiệu của một số biến chứng, như vòi trứng bị xoắn hoặc nhiễm trùng. 

– Ra máu sau chuyển phôi 7 ngày kéo dài trên 3 ngày liên tục: Nếu tình trạng ra máu kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời. 

V.Lời khuyên của Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà – IVF Bưu Điện

Giai đoạn sau chuyển phôi có thể là một thời điểm quan trọng và nhạy cảm. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bác sĩ cần được biết để có những phương pháp điều trị tốt nhất cho trường hợp của bạn. 

Đối với tình trạng ra máu sau chuyển phôi  7 ngày, ThS.BS. Vương Vũ Việt Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện động viên chị em: “Bạn cứ theo dõi hiện tượng đó và luôn giữ trạng thái lạc quan vào kết quả tốt nhất đang xảy ra. Việc ra máu sau chuyển phôi 7 ngày hoặc không xuất hiện máu báo không ảnh hưởng đến sự thành công của IVF.”

Bạn không cần quá lo lắng về hiện tượng ra máu sau chuyển phôi - Bác sĩ Vương Hà, IVF Bưu điện

Không cần quá lo lắng về hiện tượng ra máu sau chuyển phôi – BS Vương Hà, IVF Bưu điện

Nếu lượng máu giảm và hết trong khoảng 3 ngày, bạn có thể yên tâm và thả lỏng. Tuy nhiên, nếu lượng máu nhiều và có triệu chứng đau quặn bụng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác. 

Ngoài ra, bác sĩ Vương Hà cũng đưa ra một số lời khuyên giúp giai đoạn sau chuyển phôi của chị em được thuận lợi: 

– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ: Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến viện sau 14 ngày chuyển phôi để thực hiện xét nghiệm Beta HCG để chẩn đoán xem bạn chuyển phôi có thành công hay không. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, sốt, ra máu nhiều sau chuyển phôi 7 ngày,… hãy chủ động đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau chuyển phôi

Hãy tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ sau khi chuyển phôi.

– Tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ: sử dụng đúng thuốc theo chỉ định, không tự bổ sung thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi bác sĩ chưa đồng ý.

–  Nghỉ ngơi và giữ sức khỏe tinh thần lạc quan, thoải mái. Cùng với đó, bạn nên có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ. 

Hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về hiện tượng ra máu sau chuyển phôi 7 ngày có nguy hiểm không nhé và cung cấp kiến thức để bạn chăm sóc bản thân tốt nhất sau chuyển phôi nhé. 

Liên hệ trực tiếp đến số Hotline 1900 1897 để được IVF Bưu điện tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Đăng ký khám