Polyp cổ tử cung bị hoại tử khi mang thai là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành ung thư, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, thai nhi bị dị tật, v.v. Vậy phải làm như nào khi phát hiện bản thân mắc polyp cổ tử cung bị hoại tử khi mang thai, cùng IVF Bưu Điện tìm hiểu trong bài viết này!
Polyp tử cung là các khối u nhỏ mọc trên bề mặt cổ tử cung. Hầu hết các trường hợp polyp trong cổ tử cung diễn tiến âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào, khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn. Rong kinh là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của polyp tử cung. Rong kinh biểu hiện bằng việc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, lượng máu kinh nhiều hơn và có thể kèm theo các cục máu đông.
Hoại tử thường xảy ra khi polyp không được điều trị kịp thời hoặc do các yếu tố khác như viêm nhiễm nặng, cung cấp máu kém. Khối polyp bị hoại tử có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ, đặc biệt đối với những người đang trong thời kỳ mang thai.
Nhiều phụ nữ mắc phải những khối u polyp ở cổ tử cung mà không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi khối polyp phát triển lớn hơn và bị nhiễm trùng, hoại tử, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể căn cứ vào để biết mình có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của polyp tử cung, đặc biệt khi polyp đã bị hoại tử. Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không theo chu kỳ kinh nguyệt, có thể là chảy máu âm ỉ kéo dài hoặc ra máu đột ngột sau khi quan hệ tình dục. Theo thống kê, khối u polyp cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 25% các trường hợp chảy máu âm đạo bất thường.
Bên cạnh chảy máu, khí hư cũng thay đổi đáng kể khi người bệnh bị polyp tử cung. Khí hư có thể có màu sắc bất thường như vàng, xanh, hoặc trắng đục, kèm theo mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, lượng khí hư của người bệnh cũng tăng lên rõ rệt so với bình thường.
Một trong những dấu hiệu khi polyp cổ tử cung bị hoại tử là tình trạng viêm âm đạo dai dẳng và khó điều trị. Khi polyp bị viêm nhiễm, chúng sẽ tiết ra các chất độc hại, gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc âm đạo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm hoặc các loại ký sinh trùng khác xâm nhập và gây nhiễm trùng, dẫn đến viêm âm đạo.
Đặc trưng của viêm âm đạo do polyp cổ tử cung là rất khó điều trị dứt điểm. Ngay cả khi đã sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, tình trạng viêm nhiễm vẫn tái phát hoặc trở nặng, đe doạ sức khoẻ của phụ nữ.
Sự xuất hiện của những khối u polyp trong tử cung có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như:
Khi khối polyp ngày càng lớn, chúng có thể gây áp lực lên tử cung và thai nhi, cản trở sự phát triển bình thường của bé. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể đến như thai kỳ chậm phát triển hoặc thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
Polyp cổ tử cung bị hoại tử khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai đáng kể, đặc biệt đối với những phụ nữ thụ tinh nhân tạo. Tình trạng viêm nhiễm và hoại tử của polyp là điều kiện thuận lợi giúp cho vi khuẩn phát triển, điều này không chỉ gây gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động đến thai nhi đang phát triển và làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng trong quá trình mang thai.
Những khối polyp lớn có thể bịt kín cổ tử cung, gây khó khăn cho quá trình sinh nở tự nhiên. Điều này có thể buộc sản phụ phải sinh mổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nhìn chung, các khối u này có thể hình thành trước hoặc trong quá trình mang thai, khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình và đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Phương pháp điều trị căn bệnh này ở phụ nữ mang thai phụ thuộc rất nhiều vào kích thước, số lượng và mức độ phát triển của polyp cũng như giai đoạn của thai kỳ.
– Điều trị nội khoa: Đây là lựa chọn đầu tiên để điều trị polyp cổ tử cung bị hoại tử khi mang thai với mục đích ngăn kích thước các khối polyp phát triển. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp polyp có kích thước nhỏ và chưa gây ra triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi định kỳ kết hợp với việc sử dụng thuốc để kiểm soát tình hình.
– Phẫu thuật cắt bỏ polyp: Đối với những polyp lớn hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm, việc phẫu thuật cắt bỏ là cần thiết. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện phẫu thuật là vào những tháng đầu của thai kỳ, khi thai nhi còn nhỏ, bệnh nhân nên khám thường xuyên để được điều trị trước khi biến chứng trở nặng. Mặc dù phẫu thuật giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, nhưng chị em cần lưu ý rằng nguy cơ sảy thai vẫn còn tồn tại và với tỷ lệ rất cao.
Mặc dù đã được điều trị, polyp tử cung vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy, việc duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tái phát và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
– Khám phụ khoa định kỳ: Việc khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm những khối polyp và các bệnh lý phụ khoa khác, giúp cho bệnh nhân có thể điều trị dứt điểm các bệnh lý trước khi mang thai
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Giữ vùng kín sạch sẽ bằng cách vệ sinh hàng ngày và chọn lựa dung dịch vệ sinh phù hợp. Việc vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục.
– Hạn chế quan hệ tình dục sau khi phẫu thuật: Trong quá trình điều trị và ngay cả sau khi điều trị, nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương vùng kín và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
– Khám thai theo đúng lịch hẹn: Phụ nữ mang thai có khối polyp cần đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé.
– Tuân thủ phác đồ điều trị: Việc tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị do bác sĩ kê đơn là vô cùng quan trọng. Không tự ý thay đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc mà không thông báo cho bác sĩ biết.
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà khuyến cáo người bệnh nên đi khám phụ khoa định kỳ, khoảng 6 tháng/lần, đặc biệt trước khi có kế hoạch mang thai, để được phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa trong đó có polyp cổ tử cung.
Nếu phát hiện ra polyp cổ tử cung bị hoại tử, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Mẹ khoẻ mạnh thì thai nhi mới có thể phát triển bình thường, chính vì vậy việc thăm khám trước khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có cơ hội phát hiện, điều trị dứt điểm những bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng, gây dị tật thai nhi. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay đang có nhu cầu thăm khám sức khỏe sinh sản, hãy đến ngay IVF Bưu điện để được thăm khám, sàng lọc gen bệnh chính xác, hiệu quả, tiết kiệm!
Với kỹ thuật hiện đại, các chuyên gia y tế trong lĩnh vực, IVF Bưu điện luôn cập nhập những kỹ thuật tiên tiến, mới nhất trên thế giới để giúp cho các quý bệnh nhân có được trải nghiệm tốt nhất, hiệu quả nhất.
Trung tâm đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó như gia đình mang gen bệnh, nam giới vô tinh, nữ giới polyp cổ tử cung bị hoại tử,..từ đó mang đến hi vọng cho nhiều gia đình vô sinh, hiếm muộn. IVF Bưu điện tự hào là một trong những trung tâm hỗ trợ sinh sản uy, hàng đầu trong khu vực, là nơi hiện thực hóa giấc mơ làm cho mẹ của hàng nghìn cặp vợ chồng.
————————————————————
Liên hệ ngay các trang truyền thông của IVF Bưu điện để được các chuyên gia tư vấn:
☎ Tổng đài Chăm sóc khách hàng Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: 19001897
🏥 Các kênh chính thống của Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện
🔹 Email: cskh.ivfbuudien@gmail.com
🔹 Zalo: https://zalo.me/218055063323188868
🔹 Tiktok: https://www.tiktok.com/@ivf_buudien
🌎 Cổng thông tin điện tử Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện: https://ivfbuudien.vn