Chọc hút tinh trùng là gì? Kỹ thuật PESA là gì và TESA có gì khác

Chọc hút tinh trùng là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, giúp thu thập tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn của nam giới không xuất tinh được. Trong bài viết này, hãy cùng IVF Bưu điện tìm hiểu PESA là gì và TESA có gì khác PESA.

I.Chọc hút tinh trùng là gì?

Trước khi tìm hiểu PESA là gì và lấy tinh trùng bằng phương pháp PESA có đau không, ta cần phải tìm hiểu chọc hút tinh trùng là gì.

Chọc hút tinh trùng là một thủ thuật y tế quan trọng, trong đó các bác sĩ sử dụng kim chuyên dụng để lấy tinh trùng trực tiếp từ mào tinh hoặc tinh hoàn của nam giới. 

pesa là gì

Lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn

Quy trình này thường được thực hiện khi nam giới không thể xuất tinh hoặc khi tinh trùng không có mặt trong tinh dịch, ngăn cản quá trình thụ thai tự nhiên. 

Sau khi được lấy ra, tinh trùng sẽ được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), một kỹ thuật hiện đại giúp tinh trùng tiếp cận và thụ tinh với trứng một cách hiệu quả nhất.

Trước đây, các trường hợp vô tinh – khi nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch – chỉ có thể có con nhờ vào tinh trùng của người hiến tặng. 

Với sự phát triển của y học, các kỹ thuật chọc hút tinh trùng kết hợp ICSI, đã giúp khả năng có con sinh học của chính mình đã trở thành hiện thực đối với nhiều cặp vợ chồng. 

Vì vậy rất nhiều cặp vợ chồng muốn tìm hiểu PESA là gì và khi nào thì thực hiện thủ thuật này. 

II.Cần chọc hút thu tinh trùng khi nào?

Phương pháp chọc hút tinh trùng thường được chỉ định cho nam giới mắc tình trạng vô tinh do tắc nghẽn, một dạng vô sinh nam phổ biến. 

Vô tinh do tắc nghẽn xảy ra khi có vấn đề tại các bộ phận dẫn tinh trùng, chẳng hạn như mào tinh hoàn, ống dẫn tinh hoặc màng tinh hoàn bị tắc nghẽn, khiến tinh trùng không thể xuất ra ngoài qua tinh dịch. Chính tình trạng này đã khiến nhiều cặp vợ chồng phải tìm hiểu PESA là gì.

pesa là gì

Tắc ống dẫn tinh là 1 trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn

Đối với những trường hợp này, thủ thuật chọc hút giúp thu được tinh trùng khỏe mạnh trực tiếp từ cơ quan sinh dục nam, tạo cơ hội thụ thai trong điều kiện y tế hỗ trợ.

 

III.Đối tượng được chỉ định chọc hút thu tinh trùng

Để biết rõ hơn PESA là gì, các cặp vợ chồng cần phải biết, thông thường chỉ có 2 trường hợp được khuyến nghị làm thủ thuật này:

  • Vô tinh do tắc nghẽn (azoospermia do tắc nghẽn): Đây là tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch do sự tắc nghẽn ở một hoặc nhiều vị trí của đường dẫn tinh, cản trở tinh trùng từ tinh hoàn vào tinh dịch.  
  • Các trường hợp không thể lấy tinh trùng bằng phương pháp thông thường: Bao gồm những nam giới gặp khó khăn về sinh lý, như rối loạn cương dương hoặc tổn thương cột sống gây liệt tuỷ, dẫn đến không thể xuất tinh một cách tự nhiên.  

Ngoài việc tìm hiểu PESA là gì và đối tượng chỉ định, các cặp vợ chồng cũng nên lưu ý không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này.

 

IV.Chống chỉ định chọc hút thu tinh trùng trong trường hợp nào?

Thủ thuật không được khuyến cáo thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Viêm nhiễm vùng sinh dục: Sự hiện diện của viêm nhiễm trong khu vực sinh dục có thể gây nguy cơ lây lan vi khuẩn trong quá trình chọc hút, đồng thời làm suy giảm hiệu quả của thủ thuật và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng: Khi tinh hoàn đã chịu tổn thương không thể phục hồi, việc lấy tinh trùng sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, và nguy cơ biến chứng có thể gia tăng.
  • Rối loạn đông máu hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: Trong trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn đông máu hoặc bệnh lý nghiêm trọng cản trở quá trình gây mê, gây tê, thủ thuật chọc hút không được khuyến khích nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Đã phẫu thuật cắt bỏ cả hai tinh hoàn (cắt bỏ tinh hoàn hai bên): Ở những nam giới đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ hai tinh hoàn, không còn nguồn tinh hoàn để lấy tinh trùng, nên việc chọc hút trở nên không khả thi.
  • Vô tinh không do tắc nghẽn: Khi người bệnh bị vô tinh không do tắc nghẽn, tức là không có tinh trùng do tinh hoàn không sản xuất, việc chọc hút sẽ không thể mang lại kết quả.
  • Các bất thường di truyền nghiêm trọng: Trường hợp bệnh nhân có bất thường di truyền như hội chứng De La Chapelle, hoặc vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y (cụ thể là vùng AZF a và/hoặc AZF b), khả năng sản xuất tinh trùng hoàn toàn không có, nên chọc hút không thể đáp ứng yêu cầu thu tinh trùng.
  • Bệnh lý chống chỉ định với gây mê, gây tê: Những bệnh lý nền nặng cản trở quy trình gây mê hoặc gây tê sẽ làm cho thủ thuật chọc hút trở nên rủi ro và không thể thực hiện an toàn.

Sau khi đã biết được mình có phải đối tượng được chọc hút hay không, hãy cùng tìm hiểu PESA là gì và TESE có gì khác với PESA.

 

V.2 phương pháp chọc hút thu tinh trùng phổ biến hiện nay

1.Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da (hay còn gọi là PESA)

1.1.Kỹ thuật PESA là gì?

PESA là một kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh, được sử dụng phổ biến trong điều trị vô sinh nam, đặc biệt khi kết hợp với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

pesa là gì

Kỹ thuật PESA

1.2. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật PESA

Khi đã biết rõ PESA là gì, các cặp vợ chồng cũng nên biết ưu và nhược điểm của kĩ thuật này trước khi quyết định làm thủ thật.

Ưu điểm:

  • Ít xâm lấn: PESA là phương pháp không yêu cầu phẫu thuật mở, chỉ sử dụng kim tiêm nhỏ nên giảm thiểu mức độ xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
  • Không cần thám sát bìu: Do thủ thuật chỉ yêu cầu chọc qua da, không cần mở bìu hay thực hiện thám sát sâu, nên quá trình thực hiện nhẹ nhàng và ít đau.
  • Có thể thực hiện nhiều lần: Phương pháp này cho phép thực hiện lặp lại nếu cần, đồng thời quy trình cũng tương đối đơn giản và nhanh gọn.
  • Chất lượng mẫu tinh trùng: Mẫu tinh trùng thu được ít lẫn máu và xác tế bào, đảm bảo chất lượng cao hơn cho các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
  • Thời gian hồi phục nhanh: Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong thời gian ngắn sau thủ thuật. Nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng cũng thấp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Nhược điểm:

  • Số lượng và chất lượng tinh trùng có thể thấp: Do phương pháp lấy tinh trùng từ mào tinh qua da, nên lượng tinh trùng có thể không đủ nhiều và chất lượng có thể không đạt mức lý tưởng.
  • Khó khăn trong trữ đông: Tinh trùng thu được từ PESA có thể gặp khó khăn khi trữ đông lâu dài, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng sau này.
  • Nguy cơ biến chứng: Mặc dù ít gặp, nhưng bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như xơ hóa, tắc tại chỗ chọc hút, và nguy cơ tụ máu nhẹ quanh vùng mào tinh.

1.3. Chỉ định của kỹ thuật PESA

Kỹ thuật PESA thường được chỉ định cho các trường hợp nam giới vô tinh do tắc nghẽn, chẳng hạn như tắc ống dẫn tinh do dị tật bẩm sinh, chấn thương, hoặc các yếu tố gây tắc nghẽn khác.

2.Chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn qua da (Kỹ thuật TESA)

2.1.Kỹ thuật Tesa là gì?

Kỹ thuật TESA (Testicular Sperm Aspiration) là một thủ thuật quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là trong các trường hợp cần lấy tinh trùng từ tinh hoàn để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). 

TESA là gì

Kỹ thuật TESA

Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng một kim chuyên dụng để chọc hút trực tiếp vào tinh hoàn nhằm thu thập tinh trùng. Sau khi tinh trùng được lấy từ mô tinh hoàn, các tế bào tinh trùng có chất lượng sẽ được sử dụng để tiêm vào bào tương của noãn (ICSI), hỗ trợ quá trình thụ tinh và tăng cơ hội thành công cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

 

2.2.Ưu và nhược điểm

Ưu điểm của TESA:

  • Quá trình thực hiện nhanh chóng, với thời gian thủ thuật ngắn, và có thể thực hiện lại khi cần thiết.
  • Không cần phải thám sát sâu hoặc mở mô tinh hoàn, giúp giảm thiểu tổn thương trực tiếp.
  • Không để lại vết rạch hoặc vết khâu trên tinh hoàn hoặc bìu, hạn chế các biến chứng sau thủ thuật và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.

Nhược điểm của TESA:

  • Tỷ lệ thành công không quá cao, do khả năng thu thập tinh trùng phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe và sinh sản của người bệnh.
  • Hạn chế trong việc trữ đông tinh trùng vì không phải mẫu nào cũng đạt tiêu chuẩn bảo quản lâu dài.
  • Nguy cơ xảy ra tụ máu hoặc teo tinh hoàn sau thủ thuật, mặc dù hiếm nhưng có thể gặp ở một số trường hợp.

2.3.Chỉ định khi nào?

Thủ thuật TESA được chỉ định chủ yếu cho các trường hợp vô tinh không do tắc nghẽn, khi người bệnh không thể xuất tinh trùng ra ngoài nhưng vẫn còn khả năng sản xuất tinh trùng bên trong tinh hoàn.

 

VI.Quy trình PESA/TESE được diễn ra như thế nào?

1.Chuẩn bị trước khi tiến hành thủ thuật

Dưới đây là những 4 bước trước khi tiến hành thủ thuật sau khi đã biết PESA là gì.

  • Thực hiện xét nghiệm: Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nội tiết tố và siêu âm để đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Ngừng thuốc ảnh hưởng đến đông máu: Nếu bạn đang dùng thuốc ảnh hưởng đến đông máu, hãy thông báo cho bác sĩ để được ngừng sử dụng kịp thời, giúp giảm nguy cơ chảy máu.
  • Chế độ ăn uống và vệ sinh trước thủ thuật:
    • Ăn bữa nhẹ trước 18 giờ và chỉ uống nước sau 23 giờ hôm trước.
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng bìu bằng xà phòng sát khuẩn, nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh trước thủ thuật.
  • Nhịn ăn và lưu ý vào ngày thủ thuật:
    • Nhịn ăn và uống ít nhất 8 giờ trước khi thủ thuật để giảm nguy cơ biến chứng.
    • Không dùng nước hoa, trang điểm, hoặc mang trang sức. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.Tiến hành thủ thuật 

Bước 1: Chuẩn bị tư thế bệnh nhân

Bệnh nhân được yêu cầu nằm thoải mái trên bàn thủ thuật, đảm bảo tư thế thích hợp để bác sĩ tiến hành quy trình một cách chính xác.

Bước 2: Thực hiện gây mê hoặc gây tê

Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp, có thể là gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. 

Phương pháp này giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và giảm thiểu cảm giác đau trong suốt thủ thuật.

Bước 3: Sát trùng khu vực thực hiện thủ thuật:

Bác sĩ sát trùng cẩn thận các khu vực cần thiết bao gồm bộ phận sinh dục, vùng bẹn, đùi và khu vực tầng sinh môn để đảm bảo vô trùng tuyệt đối, tránh nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật.

Bước 4: Trải săng phẫu thuật:

Để duy trì sự vô trùng, bác sĩ sẽ trải săng phẫu thuật, che kín các khu vực nằm ngoài phạm vi phẫu thuật, chỉ để lộ phần cần thực hiện thủ thuật.

Bước 5: Chọc hút tinh trùng:

Bác sĩ sử dụng kim tiêm chuyên dụng chọc vuông góc vào mào tinh hoặc tinh hoàn để lấy mẫu tinh trùng. Quy trình này được thực hiện cẩn thận nhằm đảm bảo lấy được mẫu tinh trùng chất lượng nhất.

Bước 6: Chuyển mẫu tinh trùng sang phòng Lab:

Sau khi hút mẫu, tinh trùng sẽ được chuyển ngay tới phòng Lab. Tại đây, các chuyên gia phôi học tiến hành sàng lọc và lựa chọn những tinh trùng có chất lượng cao nhất, phù hợp cho các thủ thuật hỗ trợ sinh sản.

pesa là gì

Tinh trùng đạt chuẩn sẽ được dùng để hỗ trợ các thủ thuật khác

Bước 7: Trữ đông tinh trùng:

Những tinh trùng đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được trữ đông, chuẩn bị cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) hoặc bảo quản nhằm bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân theo yêu cầu.

Bước 8: Kết thúc và chăm sóc sau thủ thuật:

Sau khi hoàn tất thủ thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu và băng bó vết thương cẩn thận cho bệnh nhân. Bệnh nhân cũng sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về chăm sóc sau thủ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu quả hồi phục tối ưu.

3.Chăm sóc sau thủ thuật

  • Bệnh nhân uống thuốc theo chỉ dẫn, vệ sinh bình thường với xà phòng diệt khuẩn, tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
  • Nên mặc quần lót rộng sau khi làm thủ thuật để nâng nhẹ vùng bìu trong tuần đầu và hạn chế vận động mạnh trong 1-2 tuần.
  • Kiêng giao hợp ít nhất 1 tuần hoặc đến khi cảm giác khó chịu hoàn toàn biến mất.
  • Các triệu chứng có thể gặp sau thủ thuật gồm bầm tím, sưng nhẹ, đau tức vùng bìu. Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao, sưng đỏ nhiều, hoặc chảy dịch đục, cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

 

VII.Bảo quản tinh trùng sau khi chọc hút ra sao?

Những tinh trùng sau chọc hút có thể được sử dụng ngay trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản hoặc được trữ đông theo mong muốn của người bệnh.

  • Sử dụng tinh trùng tươi: Trong trường hợp bệnh nhân có nhu cầu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), người vợ sẽ được dùng thuốc kích thích buồng trứng. Quy trình này thường diễn ra đồng thời hoặc cách ngày với thủ thuật PESA/TESA của người chồng. Sau khi chọc hút, tinh trùng sẽ được kết hợp với trứng của người vợ để tạo thành phôi.
  • Trữ đông tinh trùng: Đối với trường hợp người vợ chưa thực hiện kích thích buồng trứng hoặc chọc hút trứng, tinh trùng sau khi chọc hút sẽ được xử lý và trữ đông để sử dụng khi thích hợp. Tại thời điểm chọc hút trứng, tinh trùng sẽ được rã đông và kết hợp với trứng để tạo phôi.

Ngoài ra, đối với nam giới chưa có nhu cầu lập gia đình hoặc sinh con trong giai đoạn hiện tại, tinh trùng thu được từ chọc hút sẽ được bảo quản đông lạnh trong phòng lab với các điều kiện an toàn và phù hợp, giúp bảo vệ khả năng sinh sản trong tương lai.

 

VIII.Một số nguy cơ có thể xảy ra khi chọc hút tinh trùng

Sau khi đã hiểu rõ PESA là gì và có gì khác với TESA, các cặp vợ chồng cũng cần biết các nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện thủ thuật, để có quyết định đúng đắn:

  • Đau hoặc sưng tấy vùng chọc hút: Đây là một phản ứng phổ biến, có thể xảy ra sau thủ thuật và thường sẽ giảm dần trong vài ngày.
  • Nhiễm trùng: Sau thủ thuật, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không tuân thủ quy trình vô khuẩn nghiêm ngặt. Để hạn chế nguy cơ này, bệnh nhân cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vùng chọc hút sau thủ thuật.
  • Tổn thương mô tinh hoàn hoặc mào tinh: Dù tỷ lệ xảy ra rất thấp, thủ thuật có thể gây tổn thương các cấu trúc tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh sau này.
  • Tụ máu: Tình trạng tụ máu ở vùng chọc hút có thể xảy ra, gây đau và khó chịu. Thông thường, tụ máu sẽ tự tiêu nhưng cần theo dõi cẩn thận.
  • Teo tinh hoàn: Trong một số trường hợp hiếm, thủ thuật có thể gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bệnh nhân.
  • Xơ hóa nhu mô tinh hoàn: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể để lại hậu quả lâu dài, làm suy giảm khả năng sinh tinh của tinh hoàn.

Để giảm thiểu tối đa các nguy cơ này, thủ thuật nên được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao tại các trung tâm y tế uy tín, cùng trang thiết bị hiện đại và quy trình vệ sinh tiêu chuẩn.

 

IX.Chi phí chọc hút tinh trùng là bao nhiêu tại Bệnh Viện Bưu Điện?

Việc tìm hiểu chi phí sau khi đã biết PESA là gì cũng rất quan trọng.

Chi phí cho thủ thuật chọc hút tinh trùng tại Bệnh Viện Bưu Điện sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả mức độ phức tạp của tình trạng và yêu cầu điều trị của bệnh nhân. 

Hiện tại, mức chi phí cho thủ thuật này dao động từ khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 đồng, chưa bao gồm chi phí thuốc và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Để biết chính xác chi phí cho trường hợp của mình, quý bệnh nhân nên đến khám tại viện để có phác đồ chính xác nhất.

 

X.Lời khuyên của Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà – IVF Bưu Điện

Theo Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà, chọc hút tinh trùng là một phương pháp y học hiện đại, giúp mở ra cơ hội làm cha cho nhiều nam giới gặp vấn đề về vô sinh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần hiểu rõ và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành thủ thuật.

pesa là gì

Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà trả lời PESA là gì?

Trước tiên, bác sĩ Vương Hà nhấn mạnh rằng mỗi trường hợp hiếm muộn đều có nguyên nhân riêng. Việc xác định đúng nguyên nhân là bước quan trọng đầu tiên. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ, bao gồm thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu (nội tiết tố, siêu âm, kiểm tra di truyền, v.v.).

Bác sĩ Hà cũng khuyến cáo rằng thủ thuật dù ít xâm lấn, vẫn tiềm ẩn các nguy cơ như nhiễm trùng, tổn thương mô tinh hoàn hoặc mào tinh. Do đó, cần lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

Bác sĩ Vương Hà cũng gửi đến các cặp vợ chồng: Sau thủ thuật, cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn chăm sóc và tái khám định kỳ. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo kết quả thu được là tối ưu nhất. Ngoài ra, nếu tinh trùng được đông lạnh để sử dụng sau này, bệnh nhân cần phối hợp với trung tâm y tế trong việc theo dõi tình trạng mẫu tinh trùng và kế hoạch sử dụng.

Cuối cùng, bác sĩ Hà nhấn mạnh rằng hỗ trợ sinh sản không chỉ là một hành trình y học, mà còn là hành trình của sự kiên nhẫn và niềm tin. Các cặp vợ chồng nên giữ sự đồng hành, chia sẻ và động viên lẫn nhau trong suốt quá trình. Sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, bác sĩ, và gia đình sẽ là chìa khóa quan trọng để biến ước mơ làm cha mẹ trở thành hiện thực.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề PESA là gì, hãy liên hệ ngay với IVF Bưu Điện để được tư vấn cụ thể và kịp thời. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình này.

Đăng ký khám