Những ai từng trải qua cảm giác mong ngóng con từng ngày trong suốt nhiều năm, hy vọng để rồi lại thất vọng không biết bao nhiêu lần sẽ hiểu được rõ nhất cảm xúc vỡ òa khi được bế con mình trên tay. Hơn ai hết, các ý bác sĩ luôn hiểu rõ tâm tư bệnh nhân. Mời các bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây của IVF Bưu Điện nhé!
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới. Trong đó 50% số ca mắc bệnh nằm ở độ tuổi dưới 30. Thống kê của Bộ Y tế nước ta cho thấy mỗi năm có khoảng một triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tỷ lệ khoảng 7,7%.
Tình trạng vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng gia tăng, trẻ hóa về độ tuổi và nhiều ca khó. Không giống như suy nghĩ của nhiều người, thụ tinh ống nghiệm (IVF) không phải “ăn chắc” mà đó là một quá trình gian nan và đầy thử thách.
“Để bế được con trên tay, các cặp vợ chồng phải gặp bác sĩ trên dưới 30 lần”, BS Nhã phân tích. Sau khi khám và có chỉ định làm IVF, người vợ cần làm kích trứng trong 9 – 11 ngày. Suốt thời gian này phải tiêm thuốc liên tục. Sau đó, trứng được lấy ra, đồng thời người chồng cũng được lấy tinh trùng để làm phôi.
Bước cuối cùng của quá trình thụ tinh ống nghiệm là chuyển phôi. Đầu tiên, phôi được kiểm tra để chọn những phôi khỏe nhất cho chuyển giao. Để chuyển phôi, một chiếc banh được đặt trong âm đạo và phôi được chuyển qua một ống nhựa nhỏ đặt qua cổ tử cung vào trong buồng tử cung.
10 tuần đầu sau khi đã chuyển phôi là giai đoạn mang tính quyết định để bảo vệ mầm sống vừa mới được hình thành. Các loại thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng để tăng khả năng giữ thai.
Người phụ nữ hơn 50 tuổi cùng người chồng gần 60 ngóng con hàng chục năm trời. Anh chị gửi gắm niềm hy vọng cuối cùng vào bác sĩ.
“Người chồng có tinh trùng rất kém nên chúng tôi phải chọn lọc kỹ. Người vợ đã ở tuổi mãn kinh nên buộc lòng phải xin trứng của người khác để tạo phôi. Ca can thiệp phát sinh nhiều vấn đề nhưng may mắn đã thành công. Bây giờ gia đình đã đón một bé gái kháu khỉnh. Cháu bé năm nay chắc cũng đã đến tuổi đi học”, BS Nhã cười.
BS Nhã trăn trở. “Người vợ trẻ này may mắn có cơ hội được làm mẹ của 2 bé kháu khỉnh bằng IVF. Nhưng ngoài kia vẫn còn đó rất nhiều người phụ nữ chịu tiếng oan.”. Một trường hợp mới đây là hai vợ chồng đã ngoài 50, đã có 2 con khỏe mạnh. Vốn dĩ sẽ có cuộc sống về già điền viên. Thế nhưng tai họa ập đến cướp đi 2 con khiến đôi vợ chồng suy sụp trong thời gian dài. Ở tuổi xế chiều, họ vẫn khát khao một lần nữa trong nhà có tiếng khóc, cười của trẻ thơ.
Đặc biệt, còn có bệnh nhân trẻ vừa lập gia đình đã mắc ung thư máu. Trước khi hóa trị, hai vợ chồng đến bệnh viện thực hiện trữ tinh trùng để sau này làm IVF.
Với sự phát triển của y học, các công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện nay còn là lối thoát cho những gia đình mang gen bệnh di truyền bị “mắc kẹt” trong vòng xoáy bệnh tật từ thế hệ này sang thế hệ khác.
BS Nhã lấy dẫn chứng về bệnh thalassemia. Đây là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay thiếu máu tán huyết bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu.
Ngoài 20 tuổi với những người mắc bệnh này thể nặng thường có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, xơ gan…làm giảm tuổi thọ nghiêm trọng.
Bs. CKI. Nguyễn Thị Nhã – Giám đốc Trung tâm HTSS đang tư vấn bệnh nhân (Ảnh: Mạnh Quân. Nội dung: Minh Nhật)
Thalassemia là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Tỷ lệ mang gen bệnh ở người Kinh vào khoảng 2 – 4%. Các dân tộc thiểu số sống ở miền núi, tỷ lệ này rất cao: Khoảng 22% đối với dân tộc Mường, và trên 40% ở dân tộc Êđê , Tày, Thái, Stiêng…
Bên cạnh thalassemia, BS Nhã còn chỉ ra rất nhiều bệnh lý di truyền khác. Như: bệnh đầu nhỏ, rối loạn chuyển hóa, tăng sinh bạch cầu…
“Sinh một đứa con khỏe mạnh, điều nhiều người trong chúng ta coi là bình thường. Đó lại là mong ước mà những gia đình mang gen bệnh có thể đánh đổi tất cả để đạt được”. BS Nhã chia sẻ.
Nữ bác sĩ nhớ lại trường hợp người phụ nữ sinh năm 1987 có con đầu mắc thalassemia. Chị vỡ òa hạnh phúc khi được tư vấn có thể sinh con khỏe mạnh bằng công nghệ IVF.
BS Nhã phân tích: “Với trường hợp bố và mẹ cùng mang một gen bệnh, xác suất đứa trẻ không mang gen bệnh là 25%. Khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm, chúng tôi có thể sàng lọc phôi không mang gen bệnh hoặc chỉ mang một gen bệnh để chuyển thì em bé sẽ không bị bệnh nữa. Với trường hợp người mẹ này, dù chỉ còn rất ít trứng nhưng may mắn là chúng tôi đã sàng lọc được một phôi không mang gen bệnh. Hiện nay đã chuyển phôi và tiến triển tốt.
Niềm vui còn nhân đôi khi em bé khỏe mạnh này chào đời, các bác sĩ huyết học có thể dùng chính tế bào gốc máu cuống rốn để điều trị bệnh cho người anh của mình”.
Mở album ảnh trong điện thoại chứa đầy ảnh chụp các em bé kháu khỉnh cùng lời nhắn cảm ơn từ gia đình, BS Nhã khoe với chúng tôi rằng đây là “tài sản” lớn nhất mà bà có được kể từ khi khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.
Trong phòng làm việc, bức ảnh bế em bé IVF vừa chào đời cũng được BS Nhã treo ở vị trí trang trọng nhất.
Động lực thôi thúc đến với nghề vẫn vẹn nguyên và tiếp tục giữ lửa nhiệt huyết: “Việc gắn bó với chuyên ngành điều trị vô sinh hiếm muộn không phải là cơ duyên mà đó là duyên nghiệp. Tôi quyết tâm theo nghề vì đã từng chứng kiến những buồn đau, hờn tủi của người thân yêu trong gia đình, khi không thể thực hiện thiên chức làm mẹ”.
Gần 2 thập kỷ làm người gieo mầm sống, nữ bác sĩ vẫn miệt mài viết tiếp cái kết đẹp cho câu chuyện còn chưa trọn vẹn của các gia đình.
Tham khảo lộ trình đăng ký tư vấn và thăm khám tại IVF Bưu điện: