Lấy tinh trùng từ mào tinh – Phương pháp phẫu thuật PESA/MESA

Đối với các trường hợp vô tinh do tắc nghẽn, phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA, MESA) được chỉ định thực hiện. Mục đích tìm được tinh trùng để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Cùng IVF Bưu điện tìm hiểu về thủ thuật này có gì đặc biệt nhé.

Phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA,MESA)

Phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh

Các phương pháp lấy tinh trùng từ mào tinh:

– PESA (percutaneous epididymal sperm aspiration): chọc hút mào tinh qua da lấy tinh trùng.

– MESA (micro epididymal sperm aspiration): chọc hút vi phẫu mào tinh lấy tinh trùng.

– Chỉ định phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA, MESA):

  • Không có tinh trùng trong tinh dịch do tắc nghẽn: sau khi khám và được chẩn đoán vô tinh do tắc nghẽn, bác sĩ sẽ chỉ định PESA hoặc MESA tùy trường hợp.

Chọc hút mào tinh qua da lấy tinh trùng (PESA)

+ Kỹ thuật: sử dụng một kim sinh thiết có thể chọc hút được dịch từ mào tinh hoàn. Mào tinh được cố định bằng các ngón tay của phẫu thuật viên và tiến hành chọc hút dịch mào tinh. Dịch sau khi chọc hút được đưa vào đĩa chứa môi trường nuôi cấy.

Thủ thuật PESA có thể được tiến hành lặp lại trên cùng một mào tinh hoặc mào tinh phía đối diện cho đến khi thu nhận đủ lượng tinh trùng theo yêu cầu. Thời gian trùng bình thực hiện thủ thuật kéo dài 10 phút.

+ Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thu được tinh trùng trên 50%
  • Kỹ thuật đơn giản, ít xâm lấn, ít đau, không cần rạch da bìu
  • Có thể giảm đau bằng gây tê tại chỗ
  • Ít biến chứng sau thủ thuật
  • Chi phí thấp

Chọc hút vi phẫu mào tinh lấy tinh trùng (MESA)

+ Kỹ thuật: phương pháp MESA được thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ da bìu nhằm bộc lộ mào tinh. Sau đó mào tinh được quan sát dưới kính hiển vi. Và được rạch một đường rất nhỏ đi vào lòng ống. Một kim chọc hút nhỏ được luồn vào ống mào tinh để thu lượng mào tinh tại vị trí rạch. Sau khi chọc hút, kiểm tra ngay lập tức dịch thu được có tinh trùng hay không.

+ Ưu điểm:

  • Xâm lấn ít
  • Khả năng thành công cao

+ Nhược điểm:

  • Tỷ lệ thành công phụ thuộc nhiều yếu tố: kinh nghiệm phẫu thuật viện, độ dính và xơ hoá của ống mào tinh
  • Biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu, nhiễm trùng, tụ máu. Lâu dài gây xơ hoá và dính ống mào tinh.
  • Đau nhiều sau phẫu thuật

Lời kết

Tóm lại, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm, lựa chọn phương pháp lấy tinh trùng từ mào tinh nào phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng từng người bệnh sao cho hiệu quả cao nhất và tránh những rủi ro không cần thiết.

Với bề dày kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản, là một trong những trung tâm Hỗ trợ sinh sản đầu tiên của miền Bắc, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – bệnh viện Bưu Điện đã và đang áp dụng những kỹ thuật hiện đại trên thế giới vào trong điều trị hiếm muộn như: IUI, IVF, ….Đồng thời điều trị các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người vợ như: nội soi cắt polyp buồng tử cung, nội soi gỡ dính buồng tử cung, ứ dịch vòi trứng, lạc nội mạc tử cung….

Với tiêu chí đặt người bệnh lên hàng đầu, IVF Bưu Điện đã bền bỉ đồng hành cùng rất nhiều gia đình hiếm muộn, biến ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực cho hàng ngàn gia đình trên khắp Việt Nam.

Tham khảo lộ trình đăng ký tư vấn và thăm khám tại IVF Bưu điện:

Theo dõi thông tin mới nhất từ các kênh chính thống của Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện:

Đăng ký khám