Lạc nội mạc tử cung là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng đây là một trong các nguyên nhân chính gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Cùng IVF Bưu Điện tìm hiểu về những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung bạn nhé!
Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng khi mô giống lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở ngoài hoặc trong tử cung, thường xuất hiện trên các cơ quan khác trong khung chậu hoặc khoang bụng. Khối u lạc nội mạc tử cung có thể tăng kích thước và chảy máu tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu trong khung chậu và đau bụng khi đến kỳ kinh.
Thuật ngữ “nội mạc tử cung” được sử dụng để chỉ lớp niêm mạc bên trong tử cung. Trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bong ra nếu không có quá trình thụ tinh xảy ra.
Khi khối lạc nội mạc ở cổ tử cung tiếp tục phát triển, nó có thể gây ra nhiều vấn đề như:
– Gây tắc ống dẫn trứng khi khối u phủ lấp hoặc gây tổn thương buồng trứng. Máu bị tắc trong buồng trứng có thể tạo thành u nang.
– Gây viêm (sưng tấy) và đau bụng trong kỳ kinh.
– Gây hình thành mô sẹo và kết dính (mô kết dính các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau ở vùng chậu và gây khó khăn trong việc thụ tinh.
– Gây các vấn đề liên quan đến ruột và bàng quang.
Tùy vào số lượng tế bào lạc chỗ và vị trí, biểu hiện bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có đến một phần ba phụ nữ không có triệu chứng nào. Trong khi đối với những người khác, các dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong thời gian kinh nguyệt. Trong những trường hợp đó, chẩn đoán lạc nội mạc tử cung thường là tình cờ phát hiện khi người bệnh đi khám vì lý do khác, bao gồm việc kiểm tra thai chậm.
Các biểu hiện:
– Máu kinh nguyệt chảy nhiều.
– Thống kinh thường xuyên trong những ngày kinh.
– Thống kinh mức độ nặng.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Xuất hiện xuất huyết bất thường giữa chu kỳ.
– Tử cung giãn rộng và mềm.
– Đau tức ở vùng chậu.
– Cảm giác áp lực lên bàng quang và trực tràng.
– Đau khi đi đại tiện.
– Thiếu máu mạn tính kéo dài.
Hầu hết các dấu hiệu như trên thường được cải thiện và biến mất hoàn toàn khi phụ nữ tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Cách chữa trị có thể được thực hiện theo các phương pháp sau:
Phương pháp này phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng của bệnh, và quyết định điều trị của từng bệnh nhân. Thuốc được sử dụng trong điều trị bênh này bao gồm thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc chỉ có progestin và thuốc chủ vận hormone gonadotropin. Thuốc nội tiết tố giúp làm chậm sự phát triển của mô và ngăn chặn sự kết dính. Tuy nhiên, thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn mô đã có sẵn.
Phương pháp phẫu thuật được thực hiện nhằm giảm đau và cải thiện khả năng sinh sản. Trong quá trình phẫu thuật, các mô nội mạc tử cung xuất hiện ở những vị trí khác nhau trong cơ thể sẽ được loại bỏ. Phẫu thuật có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh.
Để chẩn đoán bệnh, khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ, phụ nữ nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm thông thường được áp dụng trong quá trình chẩn đoán bao gồm:
Qua khám vùng chậu, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề. Như u nang hoặc mô sẹo trên tử cung và tìm hiểu nguyên nhân chảy máu bất thường ở tử cung. Tuy nhiên, loại xét nghiệm này không đủ để kết luận có mắc bệnh hay không. Vậy nên bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác.
Sử dụng sóng âm cao tần để tạo ra hình ảnh các cơ quan sinh sản trong cơ thể. Siêu âm có thể được thực hiện qua âm đạo hoặc qua bụng. Mặc dù không phải là phương pháp chẩn đoán tối đa. Nhưng siêu âm rất hiệu quả trong việc phát hiện u nang buồng trứng.
Xét nghiệm này tạo ra hình ảnh rõ ràng của bên trong cơ thể mà không sử dụng tia X. MRI giúp bác sĩ xác định vị trí và mức độ các khối lạc nội mạc tử cung.
Nếu các phương pháp chẩn đoán trước đó không cho kết quả chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi ổ bụng. Qua quá trình này, bác sĩ sẽ mổ một vết nhỏ trên bụng. Sau đó sử dụng dụng cụ nội soi để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh.
Nếu phát hiện có dấu hiệu đang nghi, bạn nên sớm đi khám bác sĩ. Việc chẩn đoán kịp thời sẽ giúp bác sĩ xác định kế hoạch điều trị phù hợp. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Sự gia tăng và trẻ hóa vô sinh nữ ngày càng cản trở thiên chức làm mẹ của phụ nữ. Hy vọng bài viết trên của IVF Bưu Điện đã cung cấp cho chị em những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Nếu chị em phát hiện bất thường về sức khỏe sinh sản, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nghe thêm lời chia sẻ đến từ ThS Bs Thu Hương về tình trạng lạc nội mạc tử cung:
Tổng đài Chăm sóc khách hàng Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: 19001897
Theo dõi thông tin mới nhất từ các kênh chính thống của Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: