Chuyển phôi là một bước quan trọng trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Việc quyết định Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ, đóng vai trò then chốt, trong việc tăng cơ hội thành công. Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà – IVF Bưu Điện sẽ giải đáp chi tiết về chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho các cặp vợ chồng mong con.
Chào chị!
Trong quá trình điều trị IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), xác định Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công của quá trình này. Thông thường, chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ được xác định dựa trên chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng nội mạc tử cung của người phụ nữ.
Bên cạnh đó việc chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ cũng tuỳ vào việc người phụ nữ chuyển phôi tươi hay phôi trữ.
Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ đối với phôi tươi
Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), việc chọn đúng thời điểm để chuyển phôi tươi vào tử cung là một bước quan trọng quyết định sự thành công của quá trình này.
Vậy chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ đối với phôi tươi?
Thông thường, phôi tươi có thể được chuyển vào tử cung vào ngày thứ 2, 3 hoặc 5 sau khi trứng được thụ tinh( ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt).
Nhưng đó là khi chất lượng phôi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đạt đủ tiêu chỉ chuyển và được bác sĩ chỉ định chuyển phôi tươi.
Phôi ngày 2 và phôi ngày 5
Phôi ngày 2 và ngày 3 được chuyển vào giai đoạn phân chia sớm, khi phôi có từ 4 đến 8 tế bào.
Việc chuyển phôi ở giai đoạn này có lợi thế là giảm thời gian nuôi cấy phôi ngoài cơ thể, giảm nguy cơ ảnh hưởng từ môi trường nuôi cấy.
Tuy nhiên, phôi ở giai đoạn này chưa hoàn toàn phát triển và khả năng làm tổ có thể thấp hơn so với phôi ngày 5(tỉ lệ đậu thai thấp hơn).
Phôi ngày 5
Phôi ngày 5, còn được gọi là phôi nang, đã phát triển đến giai đoạn mà các tế bào bên trong phôi đã phân hóa rõ rệt, chuẩn bị cho việc làm tổ vào nội mạc tử cung.
Phôi nang thường có tỷ lệ làm tổ cao hơn vì đã phát triển hơn, có khả năng tương thích tốt hơn với môi trường nội mạc tử cung.
Điều này là do phôi nang đã trải qua giai đoạn quan trọng của sự phân chia tế bào và bắt đầu hình thành cấu trúc phôi thai rõ ràng, giúp tăng khả năng sinh sản khi được chuyển vào tử cung.
Vậy tổng kết lại chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ đối với phôi tươi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phản ứng cơ thể người mẹ đối với thuốc kích trứng, chất lượng phôi, số lượng phôi được tạo ra sau khi thụ tinh và trạng thái nội mạc tử cung của bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, theo dõi mẹ, để có thể đưa ra quyết định tốt nhất khi chuyển phôi. Và quyết định tốt nhất đó bao gồm đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cho phôi và giúp mẹ nâng cao được cơ hội mang thai thành công.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chuyển phôi tươi(có phôi tốt là chuyển luôn).
Những trường hợp, ví dụ như người phụ nữ bị quá kích buồng trứng, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng phôi trữ để cơ thể có thời gian hồi phục. Có thời gian hồi phục sẽ giúp cơ thể tạo điều kiện tốt hơn cho phôi làm tổ.
Vậy nếu bác sĩ chỉ định bạn chuyển phôi trữ thì chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ là tốt nhất? Hãy cùng Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà, tìm hiểu trong phần dưới đây.
Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ đối với phôi trữ
Đối với phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng, người có niêm mạc tử cung chưa đạt yêu cầu, hoặc có các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của thai, các bác sĩ thường đề nghị đông lạnh phôi.
Phôi sẽ được chuyển sau khi buồng trứng không còn bị kích thích và cơ thể hồi phục tốt nhất để tiếp nhận phôi làm tổ.
Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ đối với phôi trữ?
Ngày chuyển phôi sẽ được bác sĩ xác định sao cho khớp với thời điểm nội mạc tử cung đạt độ dày lý tưởng, thường từ ngày 19 đến ngày 21 của chu kỳ kinh nguyệt.
Thời gian theo dõi niêm mạc tử cung để chuyển phôi thường khoảng 15-20 ngày kể từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, tùy thuộc vào sự đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân.
Độ dày niêm mạc tử cung tối ưu để chuyển phôi là từ 8 đến 14 mm.
Niêm mạc tử cung quá mỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng bám dính và làm tổ của phôi, cũng như không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai phát triển. Ngược lại, niêm mạc tử cung quá dày cũng không phải là điều kiện lý tưởng cho việc chuyển phôi.
Chuyển phôi trữ là một phương án tốt dành cho những cặp vợ chồng
Ngoài ra, các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản nhưng chưa sẵn sàng có con cũng có thể áp dụng phương pháp này để sử dụng phôi trong tương lai.
Phương pháp đông lạnh phôi tương đối an toàn và mang lại tỷ lệ mang thai thành công cao. Mặc dù chi phí có thể cao hơn so với phương pháp thụ thai tự nhiên, đông lạnh phôi mang lại nhiều lựa chọn hơn cho những cặp vợ chồng đang cần trì hoãn kế hoạch mang thai hoặc không thể thụ tinh tại thời điểm đó.
Việc đông lạnh và chuyển phôi tươi cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả cao nhất và mang lại niềm vui trọn vẹn cho các cặp vợ chồng trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc làm cha mẹ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ
Trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), việc xác định Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ là một bước quan trọng không thể xem nhẹ.
Thời điểm chuyển phôi được quyết định dựa trên nhiều yếu tố quan trọng, mỗi yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự thành công của quá trình làm tổ và mang thai.
Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ mà các bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận:
1. Tình Trạng Sức Khỏe của người mẹ
Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân là yếu tố hàng đầu mà bác sĩ xem xét khi quyết định Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ. Các yếu tố như tuổi tác, tình trạng nội tiết, và tiền sử bệnh lý đều có ảnh hưởng sâu rộng đến khả năng làm tổ của phôi và sức khỏe của thai kỳ.
Bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số hormone như estrogen và progesterone để điều chỉnh thời điểm chuyển phôi một cách tối ưu.
2. Chất Lượng Phôi
Chất lượng phôi là một yếu tố quan trọng khác trong việc xác định Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ. Phôi được đánh giá dựa trên sự phát triển và sức khỏe của nó, và quyết định thời điểm chuyển phôi thường dựa trên các tiêu chí chất lượng cụ thể.
3. Độ Dày Nội Mạc Tử Cung
Nội mạc tử cung cần đạt độ dày lý tưởng để phôi có thể làm tổ và phát triển. Đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng mà bác sĩ sẽ theo dõi trong quá trình điều trị.
Kết luận:
Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chất lượng phôi và độ dày nội mạc tử cung.
Dựa trên những đánh giá này, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về thời điểm chuyển phôi, nhằm đảm bảo rằng mọi yếu tố đều đạt tiêu chuẩn tốt nhất để tăng cường cơ hội thành công trong quy trình IVF.
Chúc chị sức khỏe và thành công trong hành trình tìm kiếm niềm hạnh phúc làm mẹ.
IVF Bưu Điện luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn trong từng bước của quá trình điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
Trân trọng,
Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà
Trên đây là câu trả lời của Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà về câu hỏi: Chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ Nếu cần giải đáp chi tiết hơn, bố mẹ có thể liên hệ với IVF Bưu Điện qua số hotline: 19001897