Chuyển phôi đông lạnh là một giải pháp giúp cho các cặp vợ chồng có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị sức khỏe thật tốt, nâng cao tỷ lệ thành công cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Vậy ai nên chuyển phôi trữ đông, hãy để IVF Bưu điện giải đáp cho các bạn nhé!
Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp IVF cổ điển hoặc ICSI, bệnh nhân có thể lựa chọn chuyển phôi tươi trực tiếp hoặc trữ lạnh phôi để chuyển vào những chu kỳ sau. Những phôi đông lạnh sẽ được bảo quản trong môi trường thích hợp để không ảnh hưởng đến chất lượng.
Chuyển phôi đông lạnh là bước cuối cùng của phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ sẽ sử dụng ống Catheter để bơm phôi trữ đông vào trực tiếp tử cung người phụ nữ.
Dưới đây là những đối tượng thường được bác sĩ chỉ định chuyển phôi trữ đông
– Bệnh nhân bị quá kích buồng trứng: Khi kích thích buồng trứng trong IVF, cơ thể bệnh nhân phải tiếp nhận một lượng lớn thuốc khiến nồng độ nội tiết tố tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ quá kích buồng trứng. Trữ phôi giúp trì hoãn việc chuyển phôi, cho phép cơ thể bệnh nhân phục hồi, giảm nguy cơ quá kích buồng trứng khi mang thai.
– Bệnh nhân muốn điều trị bệnh lý: Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung,… Nếu chuyển phôi tươi tươi luôn có thể làm giảm tỷ lệ thành công do tác động của các bệnh lý. Chính vì vậy, trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên quá nôn nóng, mà nên điều trị dứt điểm bệnh lý rồi chuyển phôi trữ đông để thai nhi có môi trường phát triển thuận lợi nhất.
– Sức khoẻ bệnh nhân chưa đảm bảo: Sau khi kích thích buồng trứng và chọc hút noãn, cơ thể người mẹ có thể bị ảnh hưởng, chưa sẵn sàng để chuyển phôi ngay. Ngoài ra, nhiều trường hợp, niêm mạc tử cung của của người phụ nữ đó chưa được đẹp, thì bác sĩ cũng khuyên nên đợi chu kỳ sau canh niêm mạc lại và chuyển phôi đông lạnh.
– Bệnh nhân cần thực hiện sàng lọc phôi: Đối với những bệnh nhân có vấn đề về di truyền muốn thực hiện sàng lọc phôi, loại bỏ gen bệnh thì cần phải chuyển phôi trữ. Nguyên nhân bởi vì, thời gian để chờ kết quả sàng lọc phôi kéo dài 7-10 ngày, bệnh nhân không thể chuyển phôi tươi luôn tại chu kỳ đó được.
Trước khi chuyển phôi trữ đông, người phụ nữ cần đáp ứng những điều kiện dưới đây
– Độ dày niêm mạc tử cung đạt yêu cầu, khoảng 9-10mm và có cấu trúc bình thường để phôi có thể làm tổ và phát triển. Bác sĩ sẽ bắt đầu canh niêm mạc tử cung thông qua siêu âm từ ngày 2 chu kỳ kinh để theo dõi sự phát triển của niêm mạc. Nếu chu kỳ đó niêm mạc đẹp thì có thể chuyển phôi.
– Sức khoẻ tổng thể tốt: Các bệnh lý phụ khoa đã được điều trị, hoặc giảm biến chứng, không ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ bầu. Cơ thể người mẹ cần khoẻ mạnh, không ốm đau, mắc bệnh như cúm, sốt,.. để phòng tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
– Chất lượng phôi: Phôi sau khi rã đông có thể phát triển, phân chia tế bào bình thường, ổn định, đạt tiêu chuẩn. Nếu sàng lọc phôi thì cần loại bỏ những phôi mang gen bệnh, chỉ giữ lại những phôi khoẻ mạnh bình thường.
Ngoài những điều quan trọng trên, gia đình cũng nên thả lỏng tâm lý, không nên đặt quá nhiều áp lực lên bản thân và người bệnh. Ngoài ra, nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trước khi chuyển phôi để nâng cao tỷ lệ thành công
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ thành công của chuyển phôi đông lạnh cao hơn phôi trữ. Điều này có thể lý giải bởi vì khi đó, người phụ nữ đã có khoảng thời gian để hồi phục, chuẩn bị sức khỏe thể thất, tinh thần tốt nhất, nâng cao tỷ lệ đậu thai.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chuyển phôi tươi không tốt. Tỷ lệ thành công của chuyển phôi còn phụ thuộc vào:
– Tuổi tác người phụ nữ: Tỷ lệ thành công cao nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, dưới 35 tuổi, sau đó giảm dần theo độ tuổi.
– Chất lượng phôi: Phôi có chất lượng tốt (hình thái đẹp, phân chia tế bào đều đặn) sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.
– Trình độ chuyên môn: Kỹ thuật chuyển phôi thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp tăng tỷ lệ phôi di chuyển bám vào vị trí hợp lý trong tử cung và thành công làm tổ phát triển.
– Sức khỏe tổng thể của người phụ nữ: Một số bệnh lý hoặc bất thường về hệ thống sinh sản có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công.
Không có ngày chính xác, cụ thể để chuyển phôi đông lạnh, thông thường bác sĩ sẽ chuyển phôi khi niêm mạc tử cung đạt chuẩn và sức khoẻ bệnh nhân ổn định. Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân thường sẽ được thực hiện chuyển phôi trữ đông vào ngày thứ 18 đến 20 của chu kỳ kinh nguyệt.
Chuyển phôi đông lạnh là một lựa chọn an toàn và hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, đặc biệt với những bệnh nhân có vấn đề về sức khoẻ không thể chuyển phôi tươi trực tiếp được.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng được cải tiến. Trong đó phương pháp đông lạnh phôi là một trong những kỹ thuật có thể nói là đặc biệt quan trọng. Nó giúp bảo tồn khả năng sinh sản trong một khoảng thời gian dài, và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chất lượng sau khi rã đông. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang ưu tiên sử dụng chuyển phôi trữ đông và đã thành công mang thai sinh con khỏe mạnh chào đời.
Quy trình chuyển phôi trữ đông sẽ gồm 3 bước chính sau đây
Bạn sẽ đến cơ sở y tế để bắt đầu canh niêm mạc vào ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh chuẩn bị chuyển phôi. Bạn sẽ sử dụng thuốc nhằm tăng cường nồng độ Estrogen trong cơ thể, kích thích nội mạc tử cung dày lên, đồng thời ngăn trứng rụng trong chu kỳ.
Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, đánh giá độ dày lớp niêm mạc định kỳ khoảng 4-5 ngày/lần để điều chỉnh thuốc phù hợp. Khi niêm mạc đạt chuẩn, trước khi chuyển phôi 2-5 ngày, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc progesterone vào âm đạo để chuẩn bị môi trường tốt nhất cho phôi làm tổ
Quy trình này cần được thực hiện trong phòng labo bởi các chuyên viên phôi học có trình độ tay nghề cao, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Quá trình rã đông diễn ra nhanh chóng, trong khoảng 15 phút, để giảm thiểu thời gian phôi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Sau khi rã đông, phôi được chuyển vào môi trường nuôi cấy và theo dõi trong 1-2 ngày để đánh giá tình trạng hồi phục, tốc độ phân chia tế bào và khả năng phát triển của phôi sau khi hồi phục.
Dựa trên kết quả đánh giá chất lượng phôi, các chuyên viên y tế sẽ lựa chọn phôi phù hợp nhất, khỏe mạnh nhất để chuyển vào buồng tử cung. Số lượng phôi được chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác người phụ nữ, lịch sử điều trị hiếm muộn, chất lượng phôi, … Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể số lượng phôi phù hợp cho từng trường hợp để nâng cao tỷ lệ thành công, giảm nguy cơ đa thai.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng kín, bác sĩ tiến hành đặt ống mỏ vịt vào âm đạo của người phụ nữ. Phôi được rã đông sẽ được bơm từ từ vào tử cung của bệnh nhân thông qua ống Catheter nhỏ. Quá trình này sẽ không gây quá nhiều đau đớn. Bệnh nhân có thể xuất viện sau khi nghỉ ngơi khoảng 30 phút – 1 tiếng tại bệnh viện.
Sau khi chuyển phôi trữ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để nâng cao khả năng thành công và bảo vệ sức khỏe của bản thân:
– Nghỉ ngơi hợp lý: Nên dành thời gian nghỉ ngơi 1-2 ngày sau khi chuyển phôi, tránh vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc. Bạn không nên thực hiện các hoạt động tác động mạnh lên vùng bụng, hạn chế bê vác, leo trèo. Ngoài ra, bệnh nhân tránh thức khuya, ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi.
– Chế độ dinh dưỡng phù hợp: không cần quá kiêng khem, ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích. Bệnh nhân nên uống khoảng 2-3 lít nước một ngày.
– Vệ sinh sạch sẽ: Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa nhẹ nhàng, tránh kỳ cọ mạnh hay tắm nước nóng, ngâm bồn. Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu.
– Kiêng quan hệ trong giai đoạn đầu sau khi chuyển phôi bởi khi này, phôi bắt đầu làm tổ, các tác động mạnh sẽ làm ảnh hưởng quá trình đó.
Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm sau để nâng cao tỷ lệ đậu thai:
– Thực phẩm giàu protein: Protein là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của tế bào và thai nhi. Thực phẩm giàu protein tốt bao gồm: thịt nạc, cá hồi, cá chép, trứng, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa,..
– Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng như trong rau xanh (súp lơ, bông cải xanh,..), trái cây (chuối, táo, cam,..)
– Thực phẩm giàu carbohydrate tốt: Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp ổn định lượng đường trong máu. Một số thực phẩm chứa carbohydrate tốt như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ,…
– Chất béo lành mạnh giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Thực phẩm chứa béo lành mạnh như quả bơ, cá hồi, dầu ô liu, các loại hạt,..
– Thực phẩm bổ máu: Máu là nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất thiết yếu cho phôi phát triển. Mẹ bầu nên ăn các loại rau có màu xanh đậm, thịt (thịt bò, thịt gà)
– Thực phẩm chống viêm: Viêm nhiễm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai và duy trì thai kỳ. Một số thực phẩm chống viêm như Rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, rau bina), trái cây (việt quất, dâu tây, nho), quả hạch tươi (hạnh nhân, óc chó, hạt điều),…
– Uống 2-3 lít nước một ngày
Ngoài ra, bạn cũng nên:
– Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và thức uống có ga.
– Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
– Ăn uống đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn phù hợp . Đặc biệt, việc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sau khi chuyển phôi trữ đông và tăng khả năng mang thai thành công. Dưới đây là những lưu ý về vệ sinh cá nhân sau khi chuyển phôi:
– Vệ sinh cơ thể: Tắm rửa nhẹ nhàng với nước ấm, tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Mẹ bầu nên sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hóa chất độc hại.
– Vệ sinh vùng kín: Giữ vùng kín sạch sẽ, khô ráo, không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh. Bạn nên thay quần lót thường xuyên, 2 lần mỗi ngày, sử dụng quần lót cotton mềm mại, thoáng mát.
Nhiều bệnh nhân lo lắng rằng chuyển phôi trữ đông có làm giảm chất lượng phôi đi không. Theo Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà, hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh được rằng chất lượng phôi đông lạnh bị ảnh hưởng. Nhiều khi, dưới tác động của quá trình trữ và rã đông còn giúp bệnh nhân loại bỏ được những phôi chất lượng kém, không thể phân chia tế bào phát triển.
Việc lựa chọn chuyển phôi trữ đông hay phôi tươi, nó tùy thuộc vào sức khoẻ và tình trạng phôi của bạn. Các bác sĩ sẽ cố gắng tư vấn và đưa ra phương án hiệu quả, phù hợp nhất nên cứ yên tâm thực hiện theo phác đồ điều trị đưa ra, bởi mục tiêu cuối cùng là giúp gia đình thành công đón được con yêu về nhà.
Tại IVF Bưu điện, chúng tôi đã áp dụng thành công kỹ thuật trữ đông phôi và chuyển phôi đông lạnh, giúp các gia đình có vấn đề về sức khoẻ có thể bảo tồn khả năng sinh sản, thành công đón được bé yêu về nhà. Tỷ lệ chuyển phôi IVF tại Trung tâm lên tới 75%, đây là minh chứng cho sự nỗ lực, cập nhập kiến thức, kinh nghiệm mỗi ngày của các cán bộ y tế.
Nhân dịp sự kiện Ngày hội tư vấn vô sinh hiếm muộn được tổ chức vào ngày 2/8/2024, khi đến tham gia sự kiện, bạn sẽ có cơ hội nhận Voucher giảm 5 triệu đồng khi làm IVF tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện. Đây như món quà tri ân, hỗ trợ cho các gia đình trên hành trình tìm kiếm con yêu. Chi tiết chương trình xem tại video dưới đây
provider: youtube
url: https://www.youtube.com/watch?v=br9EYwxK2-U&t=6s
src: https://www.youtube-nocookie.com/embed/br9EYwxK2-U?start=6&feature=oembed
src mod: https://www.youtube-nocookie.com/embed/br9EYwxK2-U?start=6
src gen: https://www.youtube-nocookie.com/embed/br9EYwxK2-U