Chi tiết nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ từ A-Z

 

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến. Đặc biệt phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng IVF Bưu điện tìm hiểu ngay về bệnh bạn nhé!

hình ảnh cô gái bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường phổ biến ở nữ giới  

Theo thống kê, hàng năm có tới 8-10 triệu người Mỹ mắc phải nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh phát sinh ở khoảng 5% các bé gái và 1-2% ở các bé trai. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh ở đây là từ 0,1-1% và tăng lên đến 10% ở trẻ sơ sinh thiếu cân. Trong giai đoạn trước khi đủ 1 tuổi, nguy cơ mắc bệnh của các bé trai thường cao hơn so với các bé gái. Nhưng sau độ tuổi này, bệnh thường phổ biến hơn ở các bé gái.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

hình ảnh nấm

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm hoặc virus

Viêm đường tiết niệu, hay còn được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Là tình trạng viêm và nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống đường tiết niệu. Trong số các loại viêm đường tiết niệu, viêm ở phần dưới (như viêm bàng quang hoặc niệu đạo) là phổ biến nhất, chiếm đa số các trường hợp. Mặc dù thường không nghiêm trọng bằng viêm ở phần trên (như viêm thận hoặc niệu quản).

Mọi người đều có khả năng mắc bệnh này. Nhưng nguy cơ mắc ở nữ giới cao hơn gấp 8 lần so với nam giới. Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao nếu thiếu biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới

cô gái bị đau bụng nhiễm trùng đường tiết niệu

Đi tiểu không thoải mái là biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu 

Dấu hiệu phổ biến ở nữ bao gồm:

  1. Người bệnh thường trải qua cảm giác không thoải mái khi đi tiểu. Thường thức giấc vào ban đêm để tiểu, và có đau nhức ở bụng dưới. Đặc biệt khi đang tiểu đây chính là biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ban đầu.
  2. Chị em thường gặp các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu gắt, cảm giác nóng rát khi tiểu, nước tiểu màu đục và có mùi khá khó chịu. Trong một số trường hợp, nước tiểu có thể chứa máu.
  3. Người bệnh thường phải đi tiểu nhiều lần. Nhưng lượng nước tiểu thường rất ít.
  4. Một số bệnh nhân có thể gặp đau mạnh ở vùng bụng dưới và vùng thắt lưng. Do nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng đến niệu quản và thận. 

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ theo từng cấp độ

Triệu chứng của viêm thận cấp tính:

Người mắc viêm thận cấp thường bất ngờ xuất hiện những triệu chứng như sốt cao kéo theo cảm giác lạnh rét, đau đầu và mệt mỏi, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu có mủ. Ngoài ra, họ có thể trải qua đau ở vùng hông và có khả năng xuất hiện cơn đau quặn ở thận.

Triệu chứng của viêm bàng quang:

Người mắc viêm bàng quang thường trình bày các triệu chứng bao gồm tiểu thường xuyên nhưng lượng tiểu ít, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có thể chứa máu và có mùi khá khó chịu, đau ở vùng bụng dưới và có thể kèm theo sốt nhẹ…

Triệu chứng của viêm niệu đạo:

Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh cũng có thể trải qua một số triệu chứng tương tự như đã nêu ở trên, bao gồm tiểu khó, tiểu gấp, tiểu thường xuyên, sốt hoặc cảm giác lạnh. Đối với nữ giới, họ có thể trải qua đau trong quá trình quan hệ tình dục và dịch âm đạo bất thường.

Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu

bác sĩ cầm vỉ thuốc nhiễm trùng đường tiết niệu

Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu phụ thuộc nhiều vào tình trạng từng người

“Thuốc kháng sinh là phương pháp đầu tiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Việc lựa chọn loại thuốc và thời gian điều trị cho viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại vi khuẩn được phát hiện trong nước tiểu của bệnh nhân,” chia sẻ của Ths. Bs Vương Vũ Việt Hà PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Bưu điện. Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng:

Nhiễm trùng đơn giản:

Các loại thuốc thường được khuyến nghị cho các trường hợp nhiễm trùng đơn giản bao gồm:

– Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra…)

– Fosfomycin (Monurol)

– Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid)

– Cephalexin (Keflex)

– Ceftriaxone

Nhóm thuốc kháng sinh được gọi là fluoroquinolones. Như ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin, thường không được khuyến nghị cho nhiễm trùng đơn giản do rủi ro cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp hoặc nhiễm trùng ở thận, bác sĩ có thể xem xét sử dụng fluoroquinolones nếu không có lựa chọn điều trị khác.

Triệu chứng viêm sẽ thường giảm sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể cần dùng thuốc trong một tuần hoặc lâu hơn.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng 

đau vùng bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề xuất điều trị bằng kháng sinh trong khoảng 1-3 ngày. Hơn nữa, để giảm sự khó chịu khi đi tiểu, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau để làm tê bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng lặp đi lặp lại

Trong tình huống bạn thường xuyên mắc phải nhiễm trùng tiểu, các chuyên gia y tế có thể đề xuất những phương pháp điều trị đặc biệt như:

  1. Sử dụng kháng sinh ở liều thấp, có thể kéo dài trong 6 tháng hoặc thậm chí cả lâu hơn
  2. Kháng sinh duy nhất sau quan hệ tình dục, đặc biệt nếu nhiễm trùng tiết niệu của bạn có liên quan đến hoạt động tình dục
  3. Thảo dược hoocmon nếu bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh

Nhiễm trùng nghiêm trọng

Với những trường hợp nhiễm trùng độ nặng, việc điều trị có thể đòi hỏi sự kết hợp giữa các loại kháng sinh đã được đề cập ở phía trên và việc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch tại bệnh viện.

Khám nhiễm trùng đường tiết niệu ở đâu?

ảnh tập thể bác sĩ

IVF Bưu điện là địa chỉ tin cậy thăm khám các vấn đề về sức khoẻ sinh sản 

IVF Bưu Điện quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, giỏi chuyên môn, tận tâm; tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát.

Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực giúp chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ hiệu quả, giải phóng bạn khỏi những trở ngại của bệnh tật, nhanh chóng quay trở về với cuộc sống thường nhật.

Cùng lắng nghe những nguyên nhân chị em không muốn bước qua tuổi 35 tại đây:

Để đặt lịch khám và chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện, Quý khách vui lòng liên hệ: 19001897

Đăng ký khám