Bệnh lạc nội mạc tử cung – Nguyên nhân gây 40% vô sinh ở nữ

Có đến 40% trường hợp vô sinh ở nữ giới có liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung! Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Thế nhưng, phải mất từ 3-11 năm để phát hiện ra bệnh, bởi các triệu chứng thường không rõ rệt trong giai đoạn đầu. Cùng IVF Bưu điện tìm hiểu ngay  loại bệnh này nhé!

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung

Vô sinh nữ có thể do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng khi các mô tương tự lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở ngoài hoặc trong tử cung, thường xuất hiện trên các cơ quan trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u có thể tăng kích thước và gây ra chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng chảy máu trong khung chậu và đau bụng trong thời gian kinh nguyệt.

Lời chia sẻ đến từ ThS Bs Thu Hương về tình trạng lạc nội mạc tử cung:

 

Bệnh có thể gây ra hai biến chứng quan trọng là vô sinh và đau. Đây là hai biến chứng nguy hiểm, tạo nên sự quan tâm về khả năng điều trị lạc nội mạc tử cung. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh nhưng có phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng như dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung 

Đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung

Đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung

Dù cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được rõ ràng, tuy nhiên có một số cơ chế đã được xem xét và đề cập đến với nguyên nhân sau:

Kinh nguyệt trào ngược

Trong trường hợp này, các tế bào nội mạc tử cung có mặt trong dòng máu kinh nguyệt sẽ chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu thay vì thoát ra bên ngoài cơ thể. Các tế bào lạc này sẽ dính vào thành khu vực chậu và bề mặt các cơ quan trong khu vực chậu, nơi chúng tiếp tục phát triển, tăng dày và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sẹo sau phẫu thuật

Sau một số loại phẫu thuật, tế bào nội mạc tử cung có thể bám vào vết mổ.

Di chuyển tế bào nội mạc tử cung

Mạch máu hoặc dịch từ mô có thể làm cho tế bào nội mạc tử cung di chuyển đến các phần khác trong cơ thể.

Bất thường về hệ miễn dịch

Sự bất thường trong hệ miễn dịch có thể làm cho cơ thể không nhận ra và phá huỷ các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh không giống nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ có những triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác có thể trải qua các dấu hiệu từ trung bình đến nặng.

Phụ nữ nên khám chức năng sinh sản định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm 

Phụ nữ nên khám chức năng sinh sản định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà mọi người đều trải qua. Phụ nữ mắc bệnh có thể gặp nhiều loại đau khác nhau, bao gồm:
  • Đau bụng kinh: Cơn đau có thể gia tăng theo thời gian.
  • Đau ở vùng lưng dưới và xương chậu.
  • Đau trong hoặc sau quan hệ tình dục: Đau này thường được mô tả là một cảm giác “sâu”. Khác biệt so với cảm giác đau ở bên ngoài âm đạo khi có dương vật thâm nhập.
  • Đau ruột.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm, bạn có thể thấy sự xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với hông, háng và chân, gây khó khăn trong việc di chuyển. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc cần thường xuyên nghỉ ngơi.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vấn đề về tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, đầy bụng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Một số phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, việc đi khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần) là cần thiết. Điều này nhằm tầm soát và phát hiện bệnh sớm.

Lạc nội mạc tử cung điều trị

Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ dứt điểm cơn đau do bệnh gây ra

Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ dứt điểm cơn đau do bệnh gây ra

Vấn đề lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là hiếm và ít được người ta để ý cho đến khi xuất hiện những dấu hiệu không bình thường. Có nhiều triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề khác. Và chỉ khi được chẩn đoán chính xác, phương pháp điều trị phù hợp mới có thể được áp dụng.

Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp để tìm ra vấn đề. Chẳng hạn như việc phết tế bào cổ tử cung hoặc sinh thiết.

Đối với nhiều phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh này, cần sát sao theo dõi tình hình sức khoẻ. Các triệu chứng như ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu triệu chứng vẫn tồn tại sau điều trị hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, việc thực hiện phẫu thuật loại bỏ mô niêm mạc tử cung ở cổ tử cung có thể cần thiết. Phẫu thuật này an toàn và mang lại hiệu quả cao. Sau khi loại bỏ các mô bất thường, triệu chứng sẽ dừng lại và có thể mất nhiều năm trước khi vấn đề tái phát.

Tổng kết

Nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa luôn tồn tại cho phụ nữ ở mọi độ tuổi. Đặc biệt phổ biến trong độ tuổi sinh sản. Đừng để những bệnh phụ khoa nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm âm đạo… làm trở ngại đến giấc mơ làm mẹ của bạn! Hãy thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Liên hệ ngay đến tổng đài 19001897 để đặt lịch tư vấn bạn nhé.

 

Đăng ký khám