Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? có tự khỏi không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và có thể gây đau nhức khó chịu. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Bệnh này có thể tự khỏi hay không? Hãy cùng IVF Bưu điện tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh lý này.

I. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch trong thừng tinh – cấu trúc nằm phía trên tinh hoàn – bị giãn nở bất thường. 

giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng, làm giảm khả năng sinh sản nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Theo thống kê, khoảng 17% nam giới trưởng thành mắc bệnh này, trong đó phần lớn xuất phát từ hệ thống tĩnh mạch của tinh hoàn trái. Chính vì vậy việc tìm hiểu giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì rất quan trọng.

II. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Sau khi đã hiểu thế nào là giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới cũng nên biết nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng phòng tránh phù hợp.

Mặc dù nguyên nhân cụ thể gây giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nên bệnh này được xếp vào nhóm bệnh tự phát. 

Tuy nhiên, nhiều trường hợp được ghi nhận có liên quan đến chức năng bất thường của các van trong tĩnh mạch. Khi các van hoạt động không hiệu quả, máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng giãn nở.

III. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tình trạng thường diễn tiến âm thầm, khiến nhiều nam giới không nhận ra cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn. 

Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau tại tinh hoàn và có thể sờ thấy các búi tĩnh mạch ở bìu. Một số ít trường hợp được phát hiện sớm trong quá trình khám sức khỏe sinh sản hoặc khi khám hiếm muộn.

giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau cho nam giới

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn tiến triển chẩn đoán khá dễ dàng, có thể thực hiện thông qua thăm khám lâm sàng và siêu âm. 

Theo phân loại Dubin, giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia thành 5 mức độ như sau:

  • Độ 0: Giai đoạn đầu, không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ chẩn đoán qua siêu âm, chụp mạch máu hoặc các phương tiện chẩn đoán khác.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Chỉ sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi làm nghiệm pháp Valsava.
  • Độ 2: Sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi bệnh nhân đứng thẳng.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn khi bệnh nhân đứng thẳng.
  • Độ 4: Búi tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo dễ dàng nhìn thấy dưới da bìu, dù ở tư thế đứng hay nằm.

Khi siêu âm, đường kính tĩnh mạch tinh trên 2,5 mm được xem là giãn. 

Theo phân loại Sarteschi, giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân thành 5 mức độ dựa trên kết quả siêu âm Doppler:

  • Độ 1: Không giãn tĩnh mạch tinh trong bìu; có dòng trào ngược tại đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh đoạn ống bẹn khi làm nghiệm pháp Valsava.
  • Độ 2: Không giãn ở tư thế nằm, nhưng có giãn và dòng trào ngược khu trú ở cực trên tinh hoàn khi đứng và làm nghiệm pháp Valsava.
  • Độ 3: Không giãn ở tư thế nằm; giãn và dòng trào ngược lan tỏa cả cực trên và cực dưới tinh hoàn khi đứng và làm nghiệm pháp Valsava.
  • Độ 4: Tĩnh mạch tinh giãn và có dòng trào ngược khi nằm và làm nghiệm pháp Valsava.
  • Độ 5: Tĩnh mạch tinh giãn và có dòng trào ngược ngay cả khi không làm nghiệm pháp Valsava.

Chẩn đoán chính xác tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là bước quan trọng trong điều trị và cải thiện sức khỏe sinh sản cho nam giới, giúp bác sĩ có cơ sở lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

IV. Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trong giai đoạn đầu, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến bệnh nhân dễ bỏ qua. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, một số triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Cảm giác đau nhẹ và nặng ở bìu.
  • Cơn đau thường tăng lên khi nam giới đứng quá lâu, làm việc nặng, hoặc ngồi nhiều. 
  • Đôi khi, cơn đau có thể rõ rệt hơn vào buổi tối.’
giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường đau hơn vào buổi tối

V. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không?

Có rất nhiều người thắc mắc vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi được không? 

Câu trả lời là không!

Đối với các trường hợp nhẹ không gây đau hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi định kỳ. 

Trong các trường hợp có triệu chứng đau kéo dài hoặc khi bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, can thiệp y tế là cần thiết để phòng ngừa biến chứng.

 

VI. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng gì tới tinh hoàn?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh hoàn, bao gồm:

  • Giảm chất lượng tinh trùng: Giãn tĩnh mạch làm tăng nhiệt độ tại tinh hoàn, cản trở quá trình sản sinh và phát triển tinh trùng. Hậu quả là giảm khả năng di chuyển và tăng nguy cơ tinh trùng dị dạng.
  • Teo tinh hoàn: Tình trạng giãn tĩnh mạch kéo dài có thể gây co rút mô tinh hoàn, dẫn đến teo tinh hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Dù nhiều bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh gặp phải các triệu chứng trên, hiện vẫn chưa có công bố chính thức về mối liên hệ rõ ràng giữa các biến chứng này và tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh.

 

VII. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nam giới, nhưng không phải trường hợp nào cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Với mức độ giãn nhẹ, chất lượng tinh trùng có thể vẫn duy trì ổn định, không gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng có con. 

Đối với các trường hợp nặng hơn, các phương pháp điều trị hiện đại, như phẫu thuật, có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, từ đó gia tăng khả năng sinh con.

giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có thể có con nếu như điều trị kịp thời

 

VIII. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho giãn tĩnh mạch thừng tinh là phẫu thuật, đặc biệt là khi bệnh nhân gặp đau ở vùng bìu, tĩnh mạch bị giãn gây mất thẩm mỹ, hoặc khi vợ chồng gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản. 

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc thủ thuật điều trị để cải thiện tình trạng này. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thắt tĩnh mạch thừng tinh giãn tại vị trí trên hoặc xung quanh tinh hoàn.

Đây là một loại phẫu thuật trong ngày, thường hoàn tất trong chưa đầy một giờ. Bệnh nhân sẽ được gây mê để đảm bảo không có cảm giác đau, có thể là gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân. Một vết rạch nhỏ dài 2-3 cm sẽ được thực hiện ở vùng bụng dưới hoặc nếp bẹn để tiến hành phẫu thuật, và sau khoảng 2-3 giờ, bệnh nhân có thể xuất viện.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phẫu thuật. Nếu không gặp đau đớn hay không gặp trở ngại nào về sinh sản, bác sĩ có thể khuyên bạn theo dõi thêm một thời gian. Nếu tĩnh mạch giãn không đáng kể và không gây khó chịu, bạn có thể không cần điều trị thêm.

 

IX. Phòng tránh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý thường gặp ở nam giới và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản nếu không được phòng ngừa đúng cách. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nam giới nên chú ý đến các biện pháp sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục đều đặn và chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh các hoạt động gây áp lực lớn lên vùng bụng.
  • Hạn chế mang vác nặng: Giảm thiểu những hoạt động tạo áp lực lên vùng bụng, đặc biệt khi cần nâng vật nặng, để hạn chế nguy cơ phát triển bệnh.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Một lối sống cân bằng và theo dõi sức khỏe định kỳ là cách phòng tránh hiệu quả các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch.

 

X. Lời khuyên của Ths.Bs Vương Vũ Việt Hà-IVF Bưu Điện.

Theo ThS.BS Vương Vũ Việt Hà, giãn tĩnh mạch thừng tinh là một vấn đề sức khỏe mà nam giới không nên xem nhẹ, bởi bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của người nam. 

giãn tĩnh mạch thừng tinh

ThS.BS Vương Vũ Việt Hà giải thích về giãn tĩnh mạch thừng tinh

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm cảm giác đau, nặng vùng bìu, giảm kích thước tinh hoàn, và đôi khi là cảm giác nóng rát. Khi gặp phải những dấu hiệu này, nam giới cần chú ý và không nên chủ quan. Việc khám và chẩn đoán sớm có vai trò quan trọng, giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bác sĩ Hà nhấn mạnh rằng điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh không chỉ cải thiện sức khỏe sinh sản mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như teo tinh hoàn, giảm ham muốn tình dục, và thậm chí vô sinh. Do đó, nam giới cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế các yếu tố nguy cơ, và khám sức khỏe định kỳ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở nam giới, cần được nhận diện và điều trị kịp thời. Qua bài viết này, IVF Bưu Điện hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích để nhận biết, phòng ngừa, và xử lý bệnh lý này một cách đúng đắn, hướng đến sức khỏe toàn diện và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

 

Đăng ký khám