Hiến trứng là một hành động nhân đạo, nhằm mục đích giúp những người phụ nữ khác có cơ hội làm mẹ. Thế nhưng,trước khi đưa ra quyết định này, nhiều chị em vẫn còn nhiều băn khoăn và lo lắng về sức khỏe của bản thân không biết “Hiến trứng có ảnh hưởng gì không?”. IVF Bưu điện sẽ giải đáp câu hỏi của các thông qua bài viết dưới đây.
Trong quá trình đưa ra quyết định hiến tặng trứng, câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất là “Hiến trứng có ảnh hưởng gì không?”.
Đây là một lo ngại hoàn toàn chính đáng và cần được giải đáp rõ ràng. ThS.BS Vương Vũ Việt Hà đã khẳng định rằng quá trình hiến tặng trứng được đánh giá là quá trình an toàn, tỷ lệ xuất hiện rủi ro rất là thấp do được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên y tế, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Theo đó, người hiến trứng sẽ được thăm khám sức khỏe tổng quát, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản.
Quá trình lấy trứng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và được gây tê cục bộ, giúp giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu. Sau khi hiến tặng, người hiến trứng sẽ được theo dõi sức khỏe định kỳ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt đẹp.
Mặc dù hiến trứng mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhưng việc tham gia vào quá trình này cũng đồng nghĩa với việc người hiến trứng sẽ trải qua một số thủ thuật tương tự như khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF/ICSI).
Một tin vui là đa số các triệu chứng khó chịu do quá trình kích thích ở buồng trứng gây ra thường tự biến mất sau khi kết thúc thủ thuật . Cơ thể chị em sẽ từ từ hồi phục và trở lại trạng thái bình thường.
Nhiều chuyên gia trong ngành y học đã khẳng định rằng quá trình kích thích trứng không hề gây ra tổn thương hay ảnh hưởng đến kho trứng của bản thân bởi vì bản chất của quá trình này là tận dụng những nang trứng đáng lẽ ra bị cơ thể không sử dụng và đào thải.
Đến đây, câu hỏi “Hiến trứng có ảnh hưởng gì không?” đã được giải đáp một cách rõ ràng, bổ sung nhiều thông tin bổ ích giúp nhiều chị em vững vàng hơn khi đưa ra quyết định ý nghĩa này. Hãy cứ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình sau khi đi hiến trứng
Về sức khỏe người phụ nữ trong quá trình khi thực hiện hiến trứng có ảnh hưởng gì không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều vào sức khỏe của người hiến, quy trình thực hiện hiến tặng và quá trình chăm sóc sau khi hiến tặng trứng.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về tác động lâu dài của việc hiến trứng đối với sức khỏe sinh sản của người hiến, người hiến tặng trứng vẫn có tỷ lệ gặp phải một vài tác dụng phụ trong quá trình thực hiện tặng trứng.
Đầy hơi là một phản ứng khá bình thường của cơ thể đối với việc sử dụng thuốc kích thích tại buồng trứng. Các loại thuốc này đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích nhiều nang trứng phát triển cùng một lúc.
Sự phát triển nhanh chóng và đồng loạt của các nang trứng này tạo áp lực lên buồng tử cung và các cơ quan lân cận, gây ra cảm giác căng tức, chướng bụng và đầy hơi.
Mặc dù gây ra sự bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, nhưng tình trạng đầy hơi thường không quá nghiêm trọng và sẽ giảm dần sau khi kết thúc quá trình kích trứng.
Để giảm thiểu cảm giác khó chịu này, người hiến trứng có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau: uống nước nhiều, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, mặc quần áo rộng rãi,…
Một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng là tình trạng đau ngực và căng tức. Điều này khá giống với những gì chị em thường trải qua trước kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong cơ thể khi sử dụng thuốc. Để giảm thiểu sự khó chịu này, bạn có thể thử các biện pháp sau: mặc áo ngực có độ nâng đỡ tốt, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đồng thời hạn chế tiêu thụ caffeine và muối
Biến động nội tiết tố, đặc biệt là estrogen, là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu , ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người phụ nữ. Triệu chứng này tương tự như trong chu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai hay giai đoạn mãn kinh, sự thay đổi hormone đều có thể thúc đẩy các cơn đau nhức khó chịu.
Để giảm thiểu tình trạng này, chị em có thể thử các biện pháp tự chăm sóc bản thân như ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu các cơn đau đầu kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường như thay đổi thị lực, buồn nôn, hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Việc sử dụng các hormone (GnRH), thuốc kích thích nang trứng (FSH) và hormone (hCG) có thể gây ra các tác dụng phụ về tiêu hóa.
Cụ thể, các thuốc này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày.
Việc cung cấp đủ nước uống là yếu tố cần thiết trong quá trình sử dụng thuốc kích trứng. Nước giúp duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm thiểu nguy cơ mất nước do tác dụng phụ của FSH.
Việc sử dụng thuốc kích thích buồng trứng có thể gây ra một số các triệu chứng tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt như dễ nổi nóng, cáu gắt, thay đổi tâm trạng
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải ai cũng gặp phải những triệu chứng này và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau ở mỗi người.
Để hạn chế thay đổi tâm trạng thất thường, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và tìm đến những hoạt động giúp thư giãn như yoga, thiền định.
Khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng có thể gây ra một số thay đổi không mong muốn trên da, như nổi mụn và tăng tiết dầu. Đây là do sự biến động hormone tác động đến tuyến bã nhờn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chăm sóc da cẩn thận bằng cách sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, các sản phẩm trị mụn và điều chỉnh chế độ ăn uống (bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ giúp da khỏe mạnh hơn).
Sau khi thực hiện chọc hút trứng, việc xuất hiện các đốm máu hoặc tăng tiết dịch âm đạo là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể.Đây là kết quả của quá trình thủ thuật và sẽ tự hết sau vài ngày. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, tránh thụt rửa bằng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh
Một số phụ nữ khi sử dụng thuốc FSH có thể gặp phải các triệu chứng như đau nhức cơ thể, mệt mỏi hoặc choáng váng. Để giảm thiểu những khó chịu này, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Tiêm thuốc kích thích trứng là một bước quan trọng trong quá trình hiến tặng trứng, giúp các nang trứng phát triển và trưởng thành.
Trước khi bắt đầu, bạn sẽ được hướng dẫn kỹ càng về quy trình tiêm thuốc mỗi ngày. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ tại vị trí tiêm như đau nhức, tấy đỏ, kích ứng hoặc bầm tím.
Một số người có thể tăng cân khoảng 2-3kg trong quá trình hiến tặng trứng. Nguyên nhân chính là do buồng trứng phát triển lớn hơn để sản xuất trứng và cơ thể có thể giữ nước nhiều hơn.
Những người có chiều cao lớn hơn có thể tăng cân nhiều hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng tạm thời nên bạn không cần quá lo lắng. Tới kỳ kinh đầu tiên sau khi hoàn tất chu kỳ hiến tặng, cân nặng của bạn sẽ trở lại bình thường.
Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) là một biến chứng có thể xảy ra khi phụ nữ sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để điều trị vô sinh.
Khi tình trạng kích thích quá mức, buồng trứng sẽ sưng to, gây đau và dẫn đến việc cơ thể tiết ra quá nhiều dịch. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, OHSS có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ như đau bụng, buồn nôn đến nặng như khó thở, suy thận.
Những người có nguy cơ cao mắc OHSS bao gồm những người bị hội chứng buồng trứng đa nang, đã từng mắc OHSS trước đó, hoặc dưới 30 tuổi. Các triệu chứng thường gặp của OHSS bao gồm:
OHSS mức độ nhẹ thường tự khỏi, nhưng các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Để giảm thiểu nguy cơ mắc OHSS, phụ nữ cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ và báo cáo ngay với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Xoắn buồng trứng là tình trạng dây treo buồng trứng bị xoắn lại, gây cản trở máu lưu thông đến nuôi dưỡng buồng trứng. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh thường cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng dưới, đau quặn từng cơn và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn đến hoại tử buồng trứng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt, đối với những người hiến tặng noãn là những người thu được nhiều trứng sau khi chọc hút, nguy cơ mắc bệnh xoắn buồng trứng mặc dù không cao nhưng vẫn cần được lưu ý.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn sẽ được chỉ định nội soi để tiến hành tháo xoắn buồng trứng. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng hiến trứng có ảnh hưởng gì không bởi tình trạng xoắn buồng trứng thường xảy ra với tỷ lệ rất thấp.
Trong quá trình lấy trứng, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để hút trứng ra khỏi buồng trứng. Mặc dù đây là một thủ thuật khá an toàn, nhưng như mọi thủ thuật y khoa khác, nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Một trong những rủi ro đó là chảy máu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, kim có thể làm tổn thương các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang hoặc mạch máu.
Ra máu một chút sau khi lấy trứng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình chảy máu nhiều hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và xử lý sớm các biến chứng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bạn.
Tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện đại, các bác sĩ sử dụng kim chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để giảm thiểu tối đa tổn thương. Để phòng ngừa nhiễm trùng, bệnh nhân thường được tiêm kháng sinh trước hoặc trong quá trình thực hiện.
Nhờ những biện pháp trên, người hiến trứng có thể yên tâm hơn về sự an toàn của mình. Việc lựa chọn các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản, việc sử dụng các loại thuốc kích thích ở buồng trứng như FSH và LH với liều lượng cao hơn bình thường nhằm kích thích trứng phát triển có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vì cơ thể phải nhanh chóng thích ứng với một lượng hormone tăng đột ngột, một số người thường cảm thấy đầy hơi và chuột rút.
Ngoài ra, các loại thuốc khác như thuốc tránh thai và thuốc tiêm Lupron cũng có thể tạo ra các tác dụng phụ tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Các triệu chứng này có thể bao gồm cơ thể khó chịu, đau nhức, khô âm đạo, mệt mỏi, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, đau ngực, nhức đầu và đầy hơi.
Để đảm bảo chất lượng trứng tốt nhất trước khi tiến hành chọc hút, bác sĩ thường khuyến nghị người hiến trứng nên chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tổng thể trong khoảng 3 tháng trước đó.
Cụ thể, bạn nên:
Việc thực hiện theo những lời khuyên trên không chỉ giúp bạn có một quá trình hiến trứng suôn sẻ mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe tổng thể của bản thân.
Trong quá trình kích thích buồng trứng để chuẩn bị cho việc hiến trứng, việc sản xuất nhiều trứng là điều hoàn toàn bình thường nhờ tác dụng của thuốc kích thích.
Theo Ths.BS.Vương Vũ Việt Hà, , để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thành công của quá trình, bệnh nhân thường được khuyến cáo nên tránh quan hệ tình dục trong suốt khoảng thời gian này. Việc kiêng quan hệ không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn mà còn bảo vệ vùng chậu, giảm thiểu nguy cơ tổn thương.
Sau khi lấy trứng, việc nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Bạn nên tránh làm việc nặng, tập thể dục quá sức và theo dõi sức khỏe chặt chẽ.
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, sốt, chảy máu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Việc tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng và hạn chế biến chứng sau khi hiến trứng.
Hy vọng, thông qua bài viết này, đã giải đáp được câu hỏi “Hiến trứng có ảnh hưởng gì không?” cho các chị em và có thể giúp nhiều bạn yên tâm hơn khi thực hiện hiến trứng.
Nếu bạn đang cân nhắc việc hiến trứng cho những người không thể có con như các cặp vợ chồng hiếm muộn, hãy mạnh dạn liên hệ IVF Bưu điện để được tư vấn và thăm khám.
☎ Tổng đài Chăm sóc khách hàng Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: 19001897
🏥Các kênh chính thống của Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện
🔹Email: cskh.ivfbuudien@gmail.com
🔹Chat Facebook: https://m.me/ivf.buudien
🔹Zalo: https://zalo.me/2180550633231888686
🔹Tiktok: https://www.tiktok.com/@ivf_buudien
🌎 Cổng thông tin điện tử Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện: https://ivfbuudien.vn