Dính buồng tử cung là gì? Chi phí phẫu thuật dính buồng tử cung

Dính buồng tử cung là tình trạng thường gặp sau quá trình nạo hút thai, hút sót rau hoặc sau sinh. Điều này ảnh hưởng đến việc thụ tinh và có thể gây vô sinh. Vâỵ hãy cùng IVF Bưu điện tìm hiểu về tình trạng dính buồng tử cung và chi phí phẫu thuật nhé!

I.Bệnh dính buồng tử cung là gì?

Theo ThS.BS.Vương Vũ Việt Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện, hiện tượng dính buồng xảy ra khi hai mặt của tử cung (lớp niêm mạc tử cung) dính và bám chặt lại với nhau. 

hiện tượng dính buồng xảy ra khi hai mặt của tử cung (lớp niêm mạc tử cung) dính và bám chặt lại với nhau

Hiện tượng dính buồng tử cung xảy ra khi hai mặt của tử cung (lớp niêm mạc tử cung) dán chặt vào nhau.

Tử cung là một trong những cơ quan quan trọng có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp bên ngoài, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó lớp nội mạc tử cung bao gồm lớp trên cùng hay còn gọi là lớp chức năng và lớp dưới gọi là đáy. Trường hợp bạn mang thai, lớp chức năng sẽ dày lên để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi thai. Nếu không có thai, nó sẽ bong tróc và theo ra ngoài với máu kinh. Trong khi đó, lớp đáy nằm sau bên trong có nhiệm vụ tái tạo lớp chức năng sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, đảm bảo khả năng mang thai cho chị em. 

Dính tử cung thường xảy ra do lớp đáy nội mạc tử cung viêm nhiễm hoặc bị tác động dẫn tới tổn thương sau khi thực hiện các thủ thuật trong tử cung. Mặt trước và mặt sau của tử cung bị dính chặt gây khó khăn cho lớp nội mạc tái tạo sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, nhiều chị em dính có tử cung bị dính với nhau được chẩn đoán mắc vô sinh, hiếm muộn thứ phát do hiện tượng này gây khó khăn cho việc làm tổ của trứng được thụ tinh.  

II.Nguyên nhân gây dính buồng tử cung là gì?

Trong cơ thể của người phụ nữ, tử cung là một trong những cơ quan rất dễ bị tổn thương. Một tác động hay thủ thuật nhẹ, nếu không chú ý sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể đánh mất chức năng làm mẹ của rất nhiều người. Phá thai là nguyên nhân hàng đầu gây dính buồng tử cung

“Phá thai, nạo hút thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bị dính ở buồng tử cung”, ThS.BS. Vương Vũ Việt Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện chia sẻ. Khoảng 90%, theo báo cáo thống kê, trường hợp có hiện tượng dính tử cung đều có tiền sử nạo, hút thai trước đó gây tổn thương đến lớp nội mạc tử cung. Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm lao sinh dục và viêm nhiễm vùng kín.

Nạo hút thai sử dụng dụng cụ y tế loại bỏ thai nhi ra khỏi tử cung còn phá thai là việc chấm dứt thai kỳ trước khi em bé được sinh ra. Mặc dù việc này có thể giải quyết vấn đề mang thai ngoài ý muốn, nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ gây ra hiện tượng dính buồng, bệnh lý mà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn.

Bởi vì, trong quá trình thực hiện nạo hút thai, dụng cụ y tết có thể tác động và làm tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện cho sẹo phát triển và hình thành các vết dính. Đặc biệt, nếu bạn nạo và phá thai ở những cơ sở y tế không uy tín, đảm bảo chuyên môn, nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật rất cao.  

Vì vậy, khi cần thực hiện các phẫu thuật buồng tử cung, bạn nên lựa chọn các bệnh viện uy tín, đảm vảo điều kiện vô trùng và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Đồng thời, khi bạn phát hiệu dấu hiệu viêm nhiễm nội mạc tử cung, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có những biện pháp điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài và dẫn đến biến chứng. 

III.3 triệu chứng dính buồng tử cung là gì?

Dưới đây là 3 dấu hiệu điển hình của hiện tượng tử cung bị dính mà cần lưu ý. Nếu bạn có 1 trong 3 triệu chứng dưới đây, hãy nên đi khám sức khỏe sinh sản ngay nhé. 

1. Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt thất thường là dấu hiệu phổ biến và nổi bật nhất củ các bệnh nhân có các vết dính ở tử cung. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc suy giảm chức năng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, 3 – 4 ngày là thời gian chu kỳ kinh nguyệt của người khỏe mạnh diễn ra. Đối với các bệnh nhân dính buồng, thời gian sạch kinh sẽ tùy thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. 

Kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng điển hình của dính buồng tử cung

Một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của dính buồng tử cung là kinh nguyệt không đều.

Lớp niêm mạc bong và tạo thành máu kinh khi bạn không mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng dính buồng tử cung khiến lớp nội mạc không phát triển và tái tạo được như bình thường dẫn đến việc bong tróc không hoàn toàn và gây ra rối loạn kinh nguyệt. 

Chu kỳ kinh nguyệt của những bệnh nhân buồng tử cung bị dính sẽ có những biểu hiện như sau:

– Thời gian sạch kinh nhanh: Hiện tượng này gọi là tử cung bị dính một phần. Có nghĩa là kinh nguyệt của bạn vẫn đến đúng chu kỳ nhưng số ngày và lượng máu kinh giảm, khoảng 1 ngày đã sạch kinh. 

– Vô kinh: Triệu chứng vô kinh xuất hiện khi tử cung bị dính hoàn toàn. Chu kỳ của những bệnh này diễn ra thưa dần và sau đó không còn. Vì vậy, để có kinh trở lại, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống để hỗ trợ.

2. Đau râm ran bụng dưới

Nhiều chị em sau các thủ thuật nạo hút hoặc phá thai cảm thấy bụng dưới râm ran nhẹ. Do sau nạo hút, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy các dịch và mô còn sót ra ngoài. Qúa trình này có thể khiến bạn thấy đau ở bụng dưới. Nhưng khi cơn đau kéo dài và ngày càng trở nên dữ dội, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của hiện tượng dính buồng. Người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở uy tín để thăm khám kịp thời.  

3. Vô sinh, hiếm muộn

Vết dính tại buồng tử cung được cho là các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh thứ phát. Vì vậy, cặp vợ chồng đang có kế hoạch sinh con, quan hệ tự nhiên không sử dụng bất kỳ các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con từ 1 năm trở lên nên đi khám sức khỏe sinh sản. Tử cung bị dính buồng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh.  

IV.Dính buồng tử cung có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tử cung bị dính đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ dính, thời điểm can thiệp và hiệu quả điều trị. Trường hợp tử cung chỉ dính một phần, bệnh nhân vẫn có thể mang thai do trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh. Tuy nhiên, tử cung bị dính, phôi thai bị chèn ép và niêm mạc tử cung không có khả năng tái tạo, việc phôi không có điểm bám dẫn dến nguy cơ sảy thai rất cao.  

Ngược lại, bệnh nhân có tử cung dính hoàn toàn thường được chẩn đoán bị vô sinh thứ pháp. Bởi vì các vết dính ở tử cung khiến tinh trùng không thể di chuyển vào sâu bên trong để thụ tinh với trứng. 

V.Những đối tượng nào có nguy cơ bị

Các triệu chứng của dính buồng tử cung như kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ thuộc những nhóm đối tượng sau đây nên đi kiểm tra chức năng sinh sản định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ hình thành các vết dính ở buồng tử cung. 

Các tác động thủ thuật tới buồng tử cung có thể gây ra hiện tượng dính buồng tử cung

Các tác động phẫu thuật đối với buồng tử cung có thể dẫn đến hiện tượng dính buồng tử cung.

– Tiền sử nạo hút, phá thai từ hai lần trở lên: Nguy cơ tử cung bị dính cao do các thủ thuật nạo hút có thể gây tổn thương lớp màng đáy nội mạc tử cung. 

– Có tác động và can thiệp vào tử cung: Đặt vòng tránh thai, sinh mổ, cắt u xơ tử cung,…

– Sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân: Nguyên nhân có thể do khi dính, tử cung không thể tái tạo hoàn toàn dẫn đến dần mất đi độ đàn hồi tự nhiên. Mặt khác, việc diện tích và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hạn chế đều có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. 

– Viêm nhiễm âm đạo: Khi viêm nhiễm kéo dài và không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tử cung và gây ra tổn thương cho lớp nội mạc tử cung. 

– Không có dấu hiệu mang thai sau 6 tháng – 1 năm quan hệ thường xuyên mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

VI.Những phương pháp chẩn đoán dính buồng tử cung

Sau khi tư vấn và hỏi thông tin của bệnh nhân về tiền sử mang thai, triệu chứng và tên các thủ thuật có liên quan đến buồng tử cung (nếu có), bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây để đánh giá chính xác tình trạng dính tại buồng tử cung:

– Chụp X – Quang tử cung vòi trứng có sử dụng thuốc cản quang

– Siêu âm tử cung

– Siêu âm bơm nước tử cung 

Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể quan sát hình ảnh tử cung, các vị trí dính để chẩn đoán mức độ dính ở tử cung của bạn. 

Chụp X-Quang tử cung vòi trứng giúp xác định dính buồng tử cung

Chụp X-Quang tử cung vòi trứng giúp phát hiện hiện tượng
dính buồng tử cung.

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện, các thiết bị và máy móc hiện đại được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tử cung phụ nữ, cho kết quả sắc nét và có thể giảm tình trạng đau đớn của bệnh nhân khi thực hiện. 

Thời điểm thích hợp để thực hiện các xét nghiệm là khoảng 2 – 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nên tránh quan hệ ít nhất từ 3 – 4 ngày trước khi khám để cho kết quả chính xác nhất. 

VII.Chữa dính buồng tử cung như thế nào?

Bệnh nhân bị có các vết dính tại tử cung được chữa trị dứt điểm bằng phương pháp nội soi. Theo đó, bác sĩ sẽ đưa camera vào trong lòng cổ tử cung tìm các điểm dính và sử dụng dụng cụ cơ học tách từng phần dính để tái tạo lại buồng tử cung.  

Phương pháp nội soi có tỉ lệ gỡ dính thành công cao, đặc biệt khi bệnh nhân chỉ bị dính nhẹ và diện tích tổn thương thấp thì điều trị sẽ càng dễ dàng hơn. Do vậy, nếu nghi ngờ bản thân dính buồng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có những tư vấn kịp thời nhé. Bởi mỗi ca bệnh sẽ được cá nhân hóa pháp đồ điều trị khác nhau và nhiều khi không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật.  

VIII.Mổ nội soi tách dính buồng tử cung

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để tách dính buồng tử cung. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi và dao điện vào tử cung qua âm đạo và tiến hành gỡ dính. Phẫu thuật nội soi chỉ nên được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa. Đặc biệt, những đơn vị đó phải có các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm.

Phương pháp này chỉ định với trường hợp: vô sinh thứ phát, dính buồng tử cung. Đặc biệt, chống chỉ định với những người có tiền sử bệnh lý hoặc bị dị ứng.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị và vô trùng dụng cụ soi buồng tử cung chẩn đoán và phẫu thuật.
  • Bước 2: Khám toàn thân và chuyên khoa đánh giá các bệnh lý phối hợp. Đồng thời, tư vấn về nguy cơ, biến chứng, tai biến của phẫu thuật. Có thể chụp tử cung để xác định vùng tổn thương do dính buồng tử cung.
  • Bước 3: Hướng dẫn người bệnh nằm tư thế phụ khoa. Sau đó, tiêm giảm đau toàn thân cho người bệnh.
  • Bước 4: Sát khuẩn vùng sinh dục. Tiếp đó, đặt thông tiểu và lưu ống thông; đặt van âm đạo hay mỏ vịt. Tiếp đến là cặp cổ tử cung.
  • Bước 5: Người thực hiện thủ thuật tiến hành tách dính buồng tử cung. Sau đó, đặt một vòng chống dính chữ T vào buồng tử cung. Đồng thời tái tạo lại buồng tử cung.
  • Bước 6: Sau khi cắt phần dính tử cung, soi lại buồng tử cung để kiểm tra. Bác sĩ phải bảo đảm không chảy máu và buồng tử cung vẫn toàn vẹn.

Sau khi mổ, sẽ có một số tai biến như: chảy máu; rách cổ tử cung; thủng tử cung. Tuy nhiên, các biến chứng này rất hiếm gặp. Do đó, bạn nên chọn cơ sở thăm khám đảm bảo uy tín và chất lượng.

Phương pháp phẫu thuật nội soi tách dính buồng trứng đã được Ths.Bs. Vương Vũ Việt Hà giải thích qua video dưới đây. Mời các bạn đọc cùng theo dõi.

IX.Chi phí phẫu thuật dính buồng tử cung tại bệnh viện Bưu Điện

Hiện nay, tại IVF Bưu điện, một ca bệnh phẫu thuật tử cung có các vết dính sẽ có mức chi phí dao động từ khoảng 11 – 12 triệu đồng. Chi phí này đã bao gồm các dịch vụ như xét nghiệm trước phẫu thuật, phẫu thuật và phí giường bệnh sau phẫu thuật.   

Mổ dính cho tử cung là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn nâng cao tỷ lệ thụ thai tự nhiên hoặc thụ tinh nhân tạo. Để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật, bạn cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

– Thời điểm thực hiện: Phẫu thuật nên được thực hiện sau khi sạch kinh từ 2 – 5 ngày

– Kết quả các xét nghiệm trước mổ bình thường: không mang thai, chức năng gan, thận bình thường, chức năng đông máu không có vấn đề

– Không có tình trạng viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa cấp tính 

X.Cần lưu ý những gì để tránh bị dính buồng tử cung

Các vết dính tại tử cung có thể được loại bỏ, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát và ảnh hưởng đến sức khỏe nhất định. Vì vậy, dưới đây là một số khuyến cáo từ các bác sĩ để hạn chế thấp nhất tình trạng dính tại tử cung:

– Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch phụ khoa, thay quần lót thường xuyên và lau khô vùng kín khi đi vệ sinh và tắm rửa.

– Quan hệ tình dục an toàn: Hạn chế quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt và sử dụng bao để tránh lây các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

– Nạo và phá thai an toàn và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín.

Bạn cần đi khám sức khỏe sinh sản ngay nếu gặp hiện tượng bất thường

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đi khám sức khỏe sinh sản ngay.

XI.Những câu hỏi thường gặp

1.Dính buồng tử cung có làm IVF được không?

Bệnh nhân có tử cung bị dính có thể làm IVF. Tuy nhiên, bác sĩ có thể thực hiện mổ tách dính hoặc không tùy thuộc vào diện tích dính của từng bệnh nhân và vị trí dính có quan trọng hay không. 

Nếu kết luận các điểm dính không quan trọng cùng mức độ tổn thương nhỏ, bệnh nhân có thể không cần gỡ dính trước khi thực hiện IVF. Ngược lại, khi diện tích quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tách dính trước khi làm IVF bằng phương pháp phẫu thuật nội soi vì nó có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của mỗi chu kỳ IVF.  

2.Sau mổ tách dính buồng tử cung nên kiêng gì?

Để có thể hồi phục tốt nhất sau mỗi chu kỳ IVF, bạn cần tuân thủ một số điều sau:

– Tránh quan hệ tình dục: cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm có thể quan hệ lại để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai của vợ chồng bạn.

– Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng ảnh hưởng đến vết mổ và gây đau đớn.

– Ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý

– Giữ gìn vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm

– Hạn chế nạo phá thai nhất có thể và nếu có cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi thực hiện

3.Dính buồng tử cung khi có thai phải làm sao?

Mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng khi gặp tình trạng này lúc mang thai. Tử cung bị dính khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ chửa ngoài dạ con, tỉ lệ sảy thai cao. Hầu hết các trường hợp mẹ có nhiều vết dính ở buồng tử cung đều được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

Trên đây là chi tiết về căn bệnh dính buồng tử cung mà IVF Bưu Điện đã liệt kê ra. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, chị em không nên lo lắng mà thay vào đó hãy đi khám sớm để có can thiệp kịp thời và hiệu quả. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với hotline: 19001897 của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám