Khâu vòng cổ tử cung là gì
Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật xâm lấn giúp giảm nguy cơ sảy thai to, đẻ non do nguyên nhân hở eo tử cung/ cổ tử cung ngắn. Mời các bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây của IVF Bưu Điện nhé!
Khâu vòng cổ tử cung là gì?
Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật khâu một đường vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung. Mục đích nhằm bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng, tránh sảy thai to và sinh non. Theo đó, thủ thuật này nên được thực hiện khi mang thai từ 12 -14 tuần nếu đủ điều kiện trước khi cổ tử cung ngắn và mỏng dần nhằm giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra và thủ thuật thuận lợi hơn.
Thai phụ được chỉ định khâu vòng cổ tử cung sau khi được khám tiền sử sản khoa, chẩn đoán bằng hình ảnh.
Tiền sử sản khoa hoặc siêu âm:
- Sảy thai to hoặc sinh non trước 28 tuần ≥ 2 lần liên tiếp với đặc điểm chuyển dạ sinh nhanh mà không gây đau.
- Có tiền sử sảy thai hoặc sinh non (từ 14 – 36 tuần) với đặc điểm chuyển dạ sinh nhanh mà không gây đau kèm theo yếu tố nguy cơ của hở eo tử cung: nong nạo buồng tử cung, khoét chóp, cắt đoạn cổ tử cung, rách cổ tử cung, bệnh lý collagen, bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung.
- Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm đường âm đạo < 25mm và/hoặc có sự thay đổi cổ tử cung qua thăm khám ở tuổi thai trước 24 tuần kèm theo yếu tố nguy cơ hở eo tử cung.
Hình ảnh siêu âm cổ tử cung ngả âm đạo:
- Lỗ trong cổ tử cung hình phễu.
- Sự tương quan giữa chiều dài cổ tử cung và hình dạng lỗ trong cổ tử cung với các dạng T, Y, V, U.
- Chiều dài cổ tử cung < 25 mm.
- Hiện diện phần thai ở cổ tử cung hoặc âm đạo.
Hình ảnh siêu âm cổ tử cung ngả âm đạo
Khâu vòng cổ tử cung chỉ định trong trường hợp nào?
Khâu eo cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào khoảng năm 1950. Thực hiện bởi Bác sĩ Shirodkar và Bác sĩ Mc – Donald. Phương pháp này được chỉ định cho những phụ nữ bị hở eo cổ tử cung, đơn thai và loại trừ các nguyên nhân gây sinh non khác như nhau bong non, nhau tiền đạo, bất thường nhiễm sắc thể hay cấu trúc của thai hoặc liên quan đến bệnh lý của mẹ như tiền sản giật, đái tháo đường, bệnh lý tim chu sinh… Hiện nay có 3 chỉ định thông thường cho phương pháp khâu eo cổ tử cung trong bảng sau:
Chỉ định trường hợp khâu vòng cổ tử cung
Chống chỉ định
Những trường hợp dưới đây chống chỉ định với khâu vòng cổ tử cung:
- Tuổi thai trên 14 tuần.
- Viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung.
- Thai chết.
Các bước tiến hành
- Bộc lộ cổ tử cung. Sát trùng vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
- Tiến hành thủ thuật khâu vòng
- Kiểm tra nút chỉ. Sát trùng âm đạo và cổ tử cung.
Theo dõi sau phẫu thuật
- Bệnh nhân được cho nghỉ lại giường sau 3 ngày để theo dõi chảy máu, cơn co tử cung, vỡ ối.
- Nhân viên y tế sẽ rút gạc sau 4-6 giờ.
- Điều trị kháng sinh (uống) và chống co tử cung.
- Bình thường thai phụ sẽ được xuất viện sau 3 ngày và được hướng dẫn vào viện lại khi có: cơn co tử cung, ra máu đường âm đạo, ra nước ối đường âm đạo, ngày cắt chỉ tính vừa đủ thai 37 tuần.
Tai biến có thể gặp sau khâu vòng cổ tử cung
- Ra máu: thường hết ra máu (trừ trường hợp bị bệnh về máu không phát hiện trước) sau khi chèn gạc cầm máu từ 3-4 giờ.
- Nhiễm trùng: do thủ thuật tiến hành không vô trùng, hoặc do ổ nhiễm trùng đường sinh dục chưa điều trị ổn định.
- Gây sẩy thai hoặc đẻ non: do có cơn co.
- Vỡ ối, hoặc rỉ ối.
- Gãy kim vào trong cổ tử cung.
Xem thêm Quy trình khám vô sinh hiếm muộn tại IVF Bưu điện:
Tổng đài Chăm sóc khách hàng Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: 19001897
Theo dõi thông tin mới nhất từ các kênh chính thống của Trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu điện: