Những dấu hiệu sau chuyển phôi & 1000 thắc mắc được giải đáp

Chuyển phôi là phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF quan trọng trong hành trình đón con yêu về nhà. Sau khi phôi được nuôi cấy vào tử cung, việc quan sát các dấu hiệu sau chuyển phôi đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sớm khả năng thành công của quá trình này. Trong bài viết này, IVF Bưu Điện sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm thông tin hữu ích và sẵn sàng cho việc mang thai.

I. Dấu hiệu chuyển phôi thành công

Khi phôi đã bám vào tử cung và bắt đầu phát triển, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau chuyển phôi báo hiệu sự thành công như:

  • Ra máu báo, chảy máu nhẹ: Một lượng máu nhỏ, có màu nâu hoặc hồng, có thể xuất hiện từ 6-12 ngày sau chuyển phôi. Đây là kết quả của việc phôi cấy vào niêm mạc tử cung.
  • Đau nhẹ ở bụng dưới: Đây là dấu hiệu sau chuyển phôi phổ biến báo hiệu việc phôi làm tổ.
  • Căng tức ngực và đau: Hormone hCG tăng cao có thể gây ra cảm giác căng và đau ở ngực. Triệu chứng này tương tự với việc mang thai tự nhiên, do lượng máu lưu thông đến vùng ngực tăng cao, khiến kích thước ngực phát triển. Tuy nhiên, một số phụ nữ cũng có thể gặp triệu chứng này do thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc do estrogen được sử dụng trong chu kỳ IVF. Vì vậy, mặc dù đây là một dấu hiệu, nhưng không thể khẳng định chắc chắn việc chuyển phôi thành công chỉ dựa vào triệu chứng này.
  • Mệt mỏi, ốm nghén: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Tương tự như chậm kinh, ốm nghén là dấu hiệu dễ nhận biết khi mang thai. 
  • Kinh nguyệt bị trễ: Trễ kinh là một trong những dấu hiệu sau chuyển phôi cho thấy người phụ nữ đã đậu thai. Đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm chính xác nhất thường cần chờ đợi sau 12 đến 14 ngày sau chuyển phôi.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Sự gia tăng dịch tiết âm đạo là phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai. Khí hư thường loãng, hoặc có màu trắng sữa/ trong suốt như lòng trắng trứng và có mùi nhẹ. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
  • Chướng bụng: Cảm giác chướng bụng dưới, tương tự như cảm giác khi bắt đầu kỳ kinh, có thể là một dấu hiệu tích cực khác. Điều này thường do nồng độ progesterone tăng lên trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này đi kèm với cơn đau kéo dài hoặc tăng lên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.
Đau lâm râm bụng dưới là biểu hiện của dấu hiệu sau chuyển phôi thành công

Nếu cơn đau kéo dài và tần suất diễn ra quá nhiều bạn nên báo ngay cho bác sĩ

  • Thân nhiệt tăng cao: Sau khi chuyển phôi thành công, quá trình trao đổi chất tăng cường khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao hơn bình thường, dao động khoảng 37 độ. Đây là dấu hiệu tích cực và không cần quá lo lắng.
  • Buồn nôn: Buồn nôn là dấu hiệu mang thai sớm được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, nó cũng là một triệu chứng phổ biến đối với phụ nữ đang điều trị IVF. Vì vậy, không thể coi đây là dấu hiệu duy nhất của một chu kỳ chuyển phôi thành công.
  • Chuột rút: Chuột rút nhẹ có thể là dấu hiệu sau chuyển phôi thành công. Tuy nhiên, việc bổ sung progesterone trong quá trình điều trị IVF cũng có thể gây chuột rút, nên triệu chứng này không phải là dấu hiệu mạnh.
  • Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu: Việc cảm thấy buồn tiểu và thường xuyên phải đi vệ sinh là kết quả của gia tăng hormone HCG và progesterone. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều cũng có thể là một triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu có các dấu hiệu sau chuyển phôi đi kèm với tiểu nhiều như tiểu đau hoặc tiểu ra máu thì bạn cần báo ngay với bác sĩ.

11 dấu hiệu sau chuyển phôi trên không chỉ giúp nhận biết sớm khả năng thành công của quá trình chuyển phôi mà còn cung cấp thông tin hữu ích để bạn có sự chuẩn bị tâm lý và chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Hãy luôn tham khảo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi cơ thể một cách cẩn thận.

 

II. Biểu hiện sau chuyển phôi thất bại .

Nếu quá trình chuyển phôi không thành công, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau chuyển phôi thất bại sau:

Không có các dấu hiệu mang thai thường gặp: Đây là dấu hiệu sau chuyển phôi đầu tiên khi thất bại. Nếu chị em thiếu các triệu chứng phổ biến như căng ngực, mệt mỏi hoặc buồn nôn thì có thể quá trình chuyển phôi đã không thành công. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số chị em có thể vẫn sẽ gặp dấu hiệu sau chuyển phôi như buồn nôn và đau tức ngực nhưng que thử lại hiện 1 vạch. Đây có thể do tác dụng phụ của sử dụng thuốc nội tiết.

Que thử thai 1 vạch là dấu hiệu sau chuyển phôi thất bại

Có dấu hiệu mang thai nhưng que thử 1 vạch là tác dụng phụ của thuốc nội tiết

Kinh nguyệt xuất hiện: Việc có kinh nguyệt trở lại là dấu hiệu sau chuyển phôi rõ ràng và dễ nhận biết nhất cho thấy quá trình này không thành công. Chu kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện đúng hẹn nếu không có sự thụ thai.

Xét nghiệm hCG âm tính: Một trong những phương pháp xác định chính xác nhất là xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone Beta hCG. Nếu kết quả xét nghiệm không phát hiện hormone hCG, điều đó đồng nghĩa với việc quá trình chuyển phôi đã không đạt kết quả như mong đợi.

Những thông tin trên không chỉ giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu sau chuyển phôi thất bại mà còn cung cấp cơ sở để bạn chuẩn bị tâm lý và tìm kiếm các phương án tiếp theo. 

Hãy luôn nhớ rằng hành trình đón con yêu là một hành trình đầy thách thức và không phải lúc nào cũng đạt kết quả ngay lần đầu tiên. 

Sự kiên nhẫn, lạc quan và sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa sẽ là chìa khóa giúp bạn vượt qua giai đoạn này. 

Hãy tin tưởng vào quá trình và tiếp tục nỗ lực, vì thành công sẽ đến với những ai không ngừng cố gắng.

 

III. Cách đi vệ sinh sau chuyển phôi

Sau khi đã có dấu hiệu sau chuyển phôi thành công, việc duy trì các thói quen vệ sinh đúng cách là rất quan trọng để có thể duy trì được sự thành công của quá trình này. Dưới đây là 3 cách đi vệ sinh sau chuyển phôi bạn cần biết:

  • Sử dụng bệ xí bệt: Hãy tránh ngồi xổm vì điều này có thể tạo áp lực lên vùng tử cung. Nếu bạn không có bệ xí bệt, bạn có thể dùng bô kê với độ cao vừa phải, nhưng cần đảm bảo nó được kê vững để tránh nguy cơ bị ngã.
  • Đi vệ sinh nhẹ nhàng: Hãy tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh để giảm thiểu áp lực lên vùng tử cung. Điều này giúp bảo vệ phôi và hỗ trợ quá trình làm tổ.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ và nhẹ nhàng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài cách đi vệ sinh sau chuyển phôi, chị em cần phải thực hiện những hoạt động sau để giúp bảo vệ âm đạo sau chuyển phôi: 

  • Giữ sạch vùng kín: giữ vùng kín sạch sẽ thường xuyên thay quần lót để âm đạo không bị viêm nhiễm.
  • Tránh thụt rửa âm đạo: Không nên thụt rửa âm đạo bằng bất kỳ hình thức nào vì điều này có thể gây mất cân bằng vi khuẩn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không sử dụng nước rửa âm đạo: Tuyệt đối không sử dụng các loại nước rửa âm đạo hoặc ngâm với các loại thảo dược. Những sản phẩm này có thể chứa hóa chất hoặc vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình chuyển phôi.
Cách đi vệ sinh sau chuyển phôi đúng cách

Tuyệt đối không sử dụng các loại dung dịch hoặc các thảo dược để vệ sinh âm đạo

Sau khi đã biết rõ các dấu hiệu sau chuyển phôi, việc tuân thủ cách đi vệ sinh sau chuyển phôi trên không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín mà còn hỗ trợ tối đa cho quá trình làm tổ của phôi. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào trong quá trình này.

 

IV. Cách đặt thuốc sau chuyển phôi

Ngoài cách đi vệ sinh sau chuyển phôi thì cách đặt thuốc đúng cách cũng vô cùng quan trọng.

Để có thể xác định các dấu hiệu sau chuyển phôi là thành công hay thất bại, đều phụ thuộc vào khả năng của mẹ trong việc đặt thuốc đúng cách.

Dưới đây là 6 bước thực hiện theo trình tự đúng mẹ cần biết:

  1. Rửa tay sạch sẽ: Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay kỹ càng trước khi tiến hành đặt thuốc.
  2. Chuẩn bị viên thuốc: Lấy viên thuốc ra khỏi vỏ bao bì cẩn thận.
  3. Tư thế phù hợp: Tạo tư thế thoải mái nhất để đặt thuốc bằng cách nằm ngửa và gập đầu gối.
cách đặt thuốc sau chuyển phôi

Tư thế đúng để đặt thuốc sau chuyển phôi

4. Hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo: Đưa ngón tay dài nhất đẩy viên thuốc vào âm đạo. Đẩy nhẹ nhàng viên thuốc vào sâu trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 2-3 cm.

5. Thời gian nghỉ ngơi: Sau khi đặt thuốc xong, nằm yên tại chỗ trong khoảng 15 phút để đảm bảo thuốc thấm đều vào cơ thể.

6. Xử lý bao bì: Vứt bỏ vỏ thuốc và hộp thuốc vào thùng rác một cách an toàn và vệ sinh.

Lưu ý khi tự đặt thuốc tại nhà

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ: Đảm bảo bạn đặt thuốc vào âm đạo hoặc hậu môn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thời gian đặt thuốc: Nên đặt thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Việc tuân thủ cách đặt thuốc sau chuyển phôi trên sẽ giúp bạn thực hiện đúng quy trình và hỗ trợ quá trình chuyển phôi đạt kết quả tốt nhất. 

 

V.Sau chuyển phôi 7 ngày thử que 2 vạch?

Nếu may mắn, sau chuyển phôi 7 ngày, bạn có thể thử que và thấy xuất hiện hai vạch. Đây có thể là một trong những dấu hiệu sau chuyển phôi thành công. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải lúc nào que thử thai cũng cho kết quả chính xác trong giai đoạn sớm này. 

sau chuyển phôi 7 ngày thử que 2 vạch

Thử que thử thai quá sớm cũng sẽ đưa ra kết quả không chính xác.

Có những trường hợp ghi nhận, mặc dù que thử thai hiện hai vạch vào ngày thứ 7, 8 và 9 sau chuyển phôi nhưng khi đi khám bác sĩ lại thông báo quá trình chuyển phôi không thành công. Điều này cho thấy, nếu thử que quá sớm thì kết quả cũng sẽ không được chính xác.

Để có kết quả chính xác hơn, bạn nên thử que lại sau khoảng 14 ngày kể từ khi chuyển phôi để có dấu hiệu sau chuyển phôi chính xác hơn. Kết hợp với việc xét nghiệm Beta hCG, bạn sẽ có kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn. Việc kiên nhẫn chờ đợi trong khoảng thời gian này sẽ giúp bạn có thông tin chính xác nhất về quá trình chuyển phôi.

 

VI. Sau chuyển phôi đau bụng dưới bên phải

Sau khi chuyển phôi, cảm giác đau nhẹ ở vùng bụng dưới, đặc biệt là bên phải, có thể xuất hiện do phôi đang làm tổ. Đây là dấu hiệu sau chuyển phôi bình thường và thường không gây nguy hiểm. Đau do phôi làm tổ thường chỉ là cảm giác đau nhẹ, không kéo dài và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Sau chuyển phôi đau bụng dưới bên phải có thể là đậu thai

Nếu bạn đau lâm râm bụng dưới bên phải thì đây là dấu hiệu sau chuyển phôi thành công.

Mặc dù đau bụng dưới bên phải sau chuyển phôi có thể là dấu hiệu tích cực, nhưng bạn cần đặc biệt chú ý nếu cơn đau:

  • Cơn đau mạnh và kéo dài: Nếu cơn đau trở nên dữ dội, kéo dài và không giảm đi sau vài ngày, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
  • Kèm theo các triệu chứng khác: Nếu đau bụng đi kèm với các triệu chứng như chảy máu, sốt, buồn nôn, hoặc tiểu buốt, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc phản ứng phụ của quá trình chuyển phôi.

Việc theo dõi cẩn thận và liên hệ với bác sĩ khi có các dấu hiệu sau chuyển phôi bất thường là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn và sự thành công của quá trình chuyển phôi. 

 

VII. Sau chuyển phôi 9 ngày ra dịch màu nâu

Việc xuất hiện dịch màu nâu sau 9 ngày chuyển phôi có thể là một dấu hiệu sau chuyển phôi tích cực, thường được gọi là máu báo thai.  

sau chuyển phôi 9 ngày ra dịch màu nâu

Dịch nâu có thể là dấu hiệu của việc đậu thai nếu xuất hiện ít, thành giọt.

Tuy nhiên, nếu dấu hiệu sau chuyển phôi của bạn xuất hiện lượng dịch màu nâu ra nhiều, tương đương với một kỳ kinh nguyệt, hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, sốt cao, hoặc mệt mỏi quá mức, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Điều này giúp đề phòng các biến chứng có thể xảy ra sau chuyển phôi, chẳng hạn như:

  • Sảy thai sớm: Một số trường hợp dịch màu nâu ra nhiều có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm. Việc thăm khám kịp thời giúp xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp sớm.
  • Nhiễm trùng: Dịch màu nâu kèm theo mùi hôi hoặc cảm giác đau khi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chảy máu bất thường: Nếu dịch màu nâu ra liên tục và nhiều, đó có thể là dấu hiệu của chảy máu bất thường trong tử cung hoặc các vấn đề khác liên quan đến quá trình chuyển phôi.

 

VIII.Co bóp tử cung sau chuyển phôi.

Sau khi chuyển phôi, tử cung sẽ có những cơn co bóp nhẹ và chị em hoàn toàn có thể cảm nhận được. 

Điều này là hết sức bình thường và thậm chí còn được xem là một dấu hiệu sau chuyển phôi tích cực, có thể cho thấy phôi đang làm tổ trong tử cung của bạn. 

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy những cơn đau nhói kéo dài hoặc quá mức, hãy không ngần ngại gặp bác sĩ để được tư vấn và đề phòng các biến chứng về sức khoẻ có thể xảy ra. 

Việc chăm sóc và quan sát kỹ lưỡng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn trong suốt quá trình quan trọng này.

 

IX. Ra máu nâu sau chuyển phôi 10 ngày

Sau 10 ngày, nếu bạn thấy xuất hiện một lượng máu nâu ít hoặc màu hồng nhạt, đây có thể là dấu hiệu sau chuyển phôi sớm cho việc đậu thai thành công. 

Tuy nhiên, nếu lượng máu này xuất hiện quá nhiều hoặc kéo dài, bạn nên ngay lập tức thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. 

Việc này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn trong quá trình quan trọng này.

 

X. Dấu hiệu sau chuyển phôi 15-16 ngày

Sau 15-16 ngày, nếu bạn bắt đầu có các dấu hiệu sau chuyển phôi như buồn nôn, mệt mỏi, cảm thấy ngực căng, kèm theo kết quả que thử thai cho hai vạch, thì có thể bạn đã mang thai. 

Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác hơn, bạn nên tiến hành xét nghiệm hormone hCG để có kết quả chính xác và tiếp tục theo dõi sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

XI. Tư thế nằm sau chuyển phôi

Tư thế nằm sau chuyển phôi cũng ảnh hưởng đến dấu hiệu sau chuyển phôi có thành hay không, hãy để IVF Bưu Điện hướng dẫn bạn 2 tư thế được các mẹ chuyển phôi thành công hay áp dụng nhất:

  • Tư thế nằm ngửa: Tư thế nằm ngửa với đầu và chân hơi nâng cao không chỉ giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung mà còn giảm thiểu áp lực lên phôi thai trong quá trình làm tổ. Để tăng thêm sự thoải mái, bạn có thể sử dụng một chiếc gối mềm để hỗ trợ sau lưng và giữa 2 đầu gối. Tư thế này không chỉ giúp phôi thai không bị áp lực mà còn giảm thiểu sự ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của mẹ.
  • Tư thế nằm nghiêng bên trái: Tư thế nằm nghiêng bên trái có thể cải thiện tuần hoàn máu và làm giảm áp lực lên phôi thai. Trong tư thế này, chân trái được co gấp và nằm gọn trong khi chân phải được duỗi thẳng, giúp cải thiện dòng máu đến tử cung và hỗ trợ quá trình phôi làm tổ.

 

XII. 1000 câu hỏi thường gặp

Dưới đây là 1000 câu hỏi thường gặp có liên quan đến chủ đề dấu hiệu sau chuyển phôi được gửi về IVF Bưu điện. Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản IVF Bưu điện đã tổng hợp và tóm thành 9 câu trả lời như sau:

1.Sau chuyển phôi có được tắm không? 

Sau chuyển phôi, các chị em hoàn toàn có thể tắm nhưng chị em cần hạn chế sử dụng nước quá nóng và tránh ngâm mình quá lâu.

Việc sử dụng nước nóng và ngâm dưới nước quá lâu sẽ thay đổi nhiệt độ cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình sinh học.

2. Sau chuyển phôi bị ho có ảnh hưởng gì không bác sĩ? 

Nếu sau chuyển phôi, chị em có những cơn ho nhẹ thì không cần qua lo lắng vì ho nhẹ không gây ảnh hưởng quá lớn đến phôi thai.

Nhưng nến cơn ho kéo dài kèm các triệu chứng bất thường khác thì chị em nên đi khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và chẩn đoán kịp thời.

3. Sau khi chuyển phôi nên làm gì? 

Sau khi chuyển phôi, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ và tránh tình trạng căng thẳng. Việc nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp phôi thai dễ có thể làm tổ và tăng tỉ lệ đậu thai.

Ngoài ra, hãy tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn từ bác sĩ để tối ưu hóa kết quả của quá trình thụ tinh.

4. Sau khi chuyển phôi nên ăn gì?

Sau khi chuyển phôi việc ăn các thực phẩm giúp hỗ trợ quá trình phôi làm tổ là vô cùng quan trọng.

Chế độ ăn cần phải cân bằng và khoa học, một số thực phẩm mẹ bầu nên ăn gồm: 

  • Thực phẩm giàu protein, giúp xây dựng và phát triển mô cơ thể.
  • Các loại carbohydrate có chất lượng tốt, cung cấp năng lượng ổn định và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, như dầu ô liu và các loại dầu từ hạt, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Thực phẩm chống viêm, như các loại trái cây và rau quả tươi sống, giúp giảm thiểu sự viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Thực phẩm bổ máu, bao gồm thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau xanh lá, và các loại hạt.
  • Và quan trọng là bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm sau nếu muốn tăng cơ hội đậu thai:

  • Thực phẩm chế biến sẵn, có thể chứa các chất bảo quản và gia vị không tốt cho sức khỏe.
  • Thực phẩm quá nhiều đường là tác nhân ảnh hưởng cân nặng và sức khỏe tim mạch.
  • Thực phẩm cay nóng, có thể gây kích thích đường tiêu hóa.
  • Những loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai như rau răm, đu đủ sống, nước dừa tươi, măng, khổ qua.
  • Hạn chế caffeine và các loại đồ uống có cồn để duy trì một môi trường nội tiết ổn định cho quá trình mang thai.

5. Sau chuyển phôi có được uống nước cam không bác sĩ? 

Tất nhiên, sau khi chuyển phôi, bạn có thể uống nước cam. Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C và các dưỡng chất quan trọng hỗ trợ sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cam thì sẽ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bạn cần tham khảo chế độ ăn uống theo bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

6. Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ vậy bác sĩ? 

Thường thì, sau khi chuyển phôi vào ngày thứ 5, phôi sẽ thoát màng và tiếp xúc với nội mạc tử cung trong vòng 1-2 ngày. 

Sau đó, vào ngày thứ 2-3 sau chuyển phôi, phôi sẽ đào sâu vào lớp nội mạc tử cung để hình thành tổ làm tổ, chuẩn bị cho quá trình phát triển. 

Tuy nhiên, do cơ thể cần phải có thời gian để thích ứng với phôi thai nên quá trình này có thể kéo dài đến ngày thứ 5-6 để nhận thấy rõ các dấu hiệu sau chuyển phôi thành công.

7. Sau chuyển phôi bao lâu thì nên thử que?

Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên thử que sau khoảng 14 ngày từ khi chuyển phôi. Và nếu cần thiết, bạn có thể kết hợp xét nghiệm Beta hCG, đánh giá chính xác trạng thái thai nhi.

8. Đau lưng sau chuyển phôi có sao không? 

Đau lưng nhẹ sau chuyển phôi có thể do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau lưng kéo dài hoặc cơn đau dữ dội, bạn nên thăm khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

 

Hiểu rõ các biểu hiện và dấu hiệu sau chuyển phôi giúp bạn chuẩn bị tinh thần và vật chất tốt hơn cho hành trình đón con yêu về nhà.

Việc hiểu rõ các dấu hiệu và biểu hiện sau chuyển phôi giúp bạn có thêm thông tin và sự chuẩn bị tốt hơn trong hành trình thụ tinh trong ống nghiệm. Hãy luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan.

Thông qua bài viết này, IVF Bưu điện đã chia sẻ Những dấu hiệu sau chuyển phôi & 1000 thắc mắc được giải đáp đến các cặp vợ chồng mong con. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ IVF Bưu Điện qua số hotline: 19001897 bấm nhánh số 1 hoặc nhánh số 5 để được hỗ trợ.

 

 

Đăng ký khám